Vĩ mô

5 tháng 2024, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tăng 5,31%

Bình Minh 28/05/2024 - 13:40

Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố, bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm 2024 của thành phố Hà Nội tăng 5,31% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 của Hà Nội giảm 0,13% so với tháng trước, tăng 5,43% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm nay của thành phố tăng 5,31% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.

Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa tại siêu thị Winmart trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa
Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa tại siêu thị Winmart trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa

Trong tháng 5, 3/11 nhóm hàng có CPI giảm so với tháng trước, trong đó: nhóm giao thông giảm 1,59% (tác động làm giảm CPI chung 0,16%) do bình quân trong tháng giá xăng giảm 4,65% so với tháng trước; giá dầu diezen giảm 5,07%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,02% do giá gas giảm 1,43%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.

Bên cạnh đó, có 6/11 nhóm hàng CPI tăng nhẹ so với tháng trước: nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,54% (tác động làm tăng CPI chung 0,03%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; các nhóm: thuốc, dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép; đồ uống và thuốc lá cùng tăng 0,02%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07%. Có 2 nhóm hàng chỉ số CPI tương đương tháng trước là: Hàng ăn, dịch vụ ăn uống và giáo dục.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 5,31% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 9/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng. Cụ thể: nhóm giáo dục tăng 32,87% (tác động làm CPI bình quân chung 5 tháng đầu năm tăng 2,6%) do 3 tháng đầu năm các trường công lập trên địa bàn Hà Nội áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố; đồng thời một số trường dân lập, tư thục cũng áp dụng mức tăng thu học phí trong năm học 2023-2024.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,87% (tác động làm CPI tăng 1,19%) do bình quân 5 tháng giá gas tăng 2,62% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến giá điện bình quân tăng 9,51%; giá nước tăng 31,08%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,27% (tác động làm CPI tăng 1,02%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,98% (tác động làm CPI tăng 0,15%); giao thông tăng 2,73% (tác động làm CPI tăng 0,27%); đồ uống và thuốc lá tăng 2,63% (tác động làm CPI tăng 0,05%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,88% (tác động làm CPI tăng 0,11%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,24% chủ yếu do giá đồ trang sức tăng 25,15% và dịch vụ bảo hiểm y tế tăng 20,82% đã tác động làm CPI bình quân chung tăng 0,26%.

Cũng trong 5 tháng đầu năm nay, có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân giảm so với bình quân cùng kỳ là nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,44%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,33%.

Đáng chú ý, chỉ số giá vàng tháng 5/2024 tăng 3,63% so với tháng trước, tăng 22,19% so với tháng 12/2023 và tăng 33,33% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 24,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.

Chỉ số giá đô la Mỹ, tháng 5/2024 tăng 1,36% so với tháng trước, tăng 4,25% so với tháng 12/2023 và tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,09% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 0,07%

CPI tháng 4/2025 chỉ tăng 0,07%: Lạm phát thấp nhưng áp lực giá nhà, điện, ăn uống vẫn nóng

Uber đối mặt năm bản lề 2025 giữa cuộc đua xe tự hành và sức ép kinh tế

Theo kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/5-thang-2024-chi-so-gia-tieu-dung-tren-dia-ban-ha-noi-tang-5-31.html
Bài liên quan
  • Giá thịt lợn 'đẩy' chỉ số giá tiêu dùng quý I/2025
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá thịt lợn tăng đột biến.
  • Giá thịt lợn tăng 12,49%, nhưng CPI chỉ tăng 3,22%: Vì sao Việt Nam vẫn ổn định được giá tiêu dùng?
    Giá thịt lợn – “vua của mâm cơm Việt” – tăng vọt hơn 12% trong quý I/2025, nhưng CPI vẫn chỉ nhích nhẹ 3,22%. Bằng cách nào Việt Nam giữ được mặt bằng giá ổn định đến kỳ lạ giữa tâm bão lạm phát toàn cầu?
  • Áp lực vì giá thuê nhà, thực phẩm 'nhảy múa"
    Giá nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng cao đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm nay tăng đáng kể, tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cũng khiến người dân bắt đầu cảm nhận được sức nóng, phải chắt bóp chi tiêu.
  • CPI tháng 2 tăng 0,34%
    Theo thông tin từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), giá thịt lợn tăng do nguồn cung giảm, giá ăn uống ngoài gia đình, giá nhà ở thuê và giá dịch vụ giao thông tăng theo nhu cầu tiêu dùng... là những nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2025 tăng 0,34% so với tháng trước.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    5 tháng 2024, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tăng 5,31%
    POWERED BY ONECMS & INTECH