Với thanh khoản trung bình hàng chục nghìn tỷ đồng/phiên, thị trường phái sinh là kênh hút vốn mạnh mẽ và ổn định trong năm 2022. Đây cũng là "mảnh đất" màu mỡ cho các công ty chứng khoán tăng thu từ hoạt động môi giới.
Thị trường chứng khoán phái sinh bùng nổ trong năm 2022
2022 là một năm đầy khó khăn với chứng khoán toàn cầu và đặc biệt là thị trường Việt Nam. Chỉ số VN-Index giảm tới hơn 31% so với năm 2021 trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn cho vay, hạn mức tăng trưởng tín dụng kiểm soát chặt chẽ, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành giảm.
Dù vậy, trái với biến động trên thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam bước sang tuổi thứ 5 với ghi nhận nhiều dấu ấn và được coi là nơi "trú ẩn" của nhiều "cá mập" sau chiến bại trên thị trường cơ sở...
Theo thống kê, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trong tháng 12/2022 đạt 430.798 hợp đồng/phiên - giảm 9% so với tháng trước; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 44 triệu chứng quyền/phiên - tăng 6%.
Bình quân năm 2022, khối lượng giao dịch bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 270.484 hợp đồng/phiên - tăng tới 43% so với bình quân năm trước; chứng quyền có bảo đảm đạt 32,69 triệu chứng quyền/phiên - tăng 53%.
Được biết thị trường phái sinh sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index chính thức vận hành ngày 10/8/2017.
Riêng trong năm 2022, thị trường phái sinh ghi nhận nhiều kỷ lục khi có thêm 416.840 tài khoản đầu tư phái sinh được mở mới nâng tổng số tài khoản phái sinh lên hơn 1,1 triệu tài khoản. Trong năm, kỷ lục thanh khoản được lập ngày 25/10/2022 với 647,457 hợp đồng.
Với thanh khoản trung bình phiên luôn ở ngưỡng hàng chục nghìn tỷ đồng, thị trường phái sinh là kênh hút vốn mạnh mẽ và ổn định trong năm 2022. Đây cũng là "mảnh đất" màu mỡ cho các công ty chứng khoán tăng thu từ các hoạt động môi giới.
Công ty chứng khoán nào dẫn đầu thị phần môi giới phái sinh?
Mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố các bảng xếp hạng Top công ty chứng khoán có thị phần môi giới cao nhất tại các mảng cổ phiếu - chứng chỉ quỹ - chứng quyền, môi giới trái phiếu và môi giới phái sinh trong quý 4 cũng như cả năm 2022 với nhiều điểm nhấn.
Với mảng phái sinh, trong quý 4/2022, mặc dù giảm so với quý trước nhưng Chứng khoán VPS vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 về thị phần với 58,58% (giảm 2,23% so với quý trước đó).
Cùng với VPS, đa số công ty chứng khoán trong top 5 đều ghi nhận thị phần sụt giảm so với quý trước trong đó SSI, VND và TCBS lần lượt giảm 0,5%, 0,2% và 0,6% thị phần. Duy chỉ có HSC tăng mạnh tới 2,6% thị phần lên mức 12,2% trong quý 4 và chiếm vị trí số 2 trong Top.
Nguồn HNX |
Nhóm công ty chứng khoán ở nửa dưới bảng xếp hạng ghi nhận sự cải thiện thứ bậc đáng kể là Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khi bật từ từ vị trí thứ 10 lên thứ 8 với 2,24%.
Xét chung cho cả năm 2022, Chứng khoán VPS tiếp tục dẫn đầu về thị phần mới tỷ trọng 57,9% (tăng 2,2% YoY) đồng thời bỏ khoảng cách rất xa so với nhóm bám đuổi HSC, SSI, VND và TCBS.
Chứng khoán TCBS từ vị trí ngoài Top 10 thị phần năm 2021 bất ngờ ghi danh ở vị trí thứ 5 và đẩy MBS xuống thứ 6 với chỉ 2,9% thị phần.
Tương tự, PHS cũng báo danh ở Top 8 dù không có trong danh sách năm trước đó.
Nguồn HNX |
Việc xuất hiện hai cái tên mới là TCBS và PHS trong bảng xếp hạng đã đánh bật Chứng khoán VCBS và Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) ra khỏi top 10 trong năm 2022.
Nhiều quỹ đầu tư ‘thua’ thị trường vì đầu tư vào cổ phiếu bất động sản
Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 10/3: HPG và VPB bị "xả" nhiều nhất