Anh nông dân nuôi loài lưỡng tính thân dài lại 'đẻ như máy', mỗi năm ‘đút túi’ 2 tỷ
Với quy trình nuôi lươn đơn giản, không tốn công chăm sóc và vốn đầu tư ít, nhiều hộ nông dân đã chuyển hướng sang và giàu lên trông thấy.
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng sức khỏe, tăng thị lực, điều tiết đường huyết, bổ thận, bổ khí... Vì thế, lươn được ưa chuộng trong chế biến món ăn tại gia đình, kinh doanh và xuất khẩu.
Món lươn xào lăn. Ảnh: Tổng hợp |
Đây là một loài thủy sản nước ngọt đã tồn tại từ rất lâu đời. Ở nước ta, loài này thường xuất hiện tại các vùng đầm lầy, đồng ruộng, mương kè... nơi có nhiều bùn, nước, khí hậu mát mẻ, và có cỏ, rác hay bùn đất để trú ẩn, chui rúc. Lươn là loài ăn tạp, chúng có thể ăn các loài động thực vật phù du trong nước, côn trùng, ấu trùng, bọ gậy, tôm tép, ốc, ếch, giáp xác, cá nhỏ, rễ cây cỏ, lúa...
Đặc tính của lươn là loài sinh sản lưỡng tính, đẻ nhiều, thường vào mùa mưa. Khi nhỏ, lươn thường là lươn cái, sau 8 tháng đến hơn 1 tuổi sẽ chuyển dần thành lươn đực. Loài này trưởng thành có thân hình trụ, da trần không vảy, trông giống các loài bò sát.
Trước nhu cầu của thị trường, hiện nay, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang nuôi lươn. Hình thức nuôi lươn hiệu quả nhất là nuôi trong bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức này giúp giống đồng đều, tỷ lệ sống cao và thuận lợi trong quá trình nuôi.
Từ đi làm thuê, anh Dũng trở thành ông chủ với mức thu nhập cao. Ảnh: Tổng hợp |
Anh Phạm Ngọc Dũng, sau 4 năm làm thuê đã quyết định về quê Hà Tĩnh khởi nghiệp nuôi lươn không bùn. Gia đình đã ủng hộ anh trước ý tưởng này. Khi bắt đầu, anh Dũng xây 5 bể trên diện tích 30m2 với chi phí 140 triệu đồng. Anh mua 1 vạn con giống từ Phú Yên về thả nuôi.
Sau 8-10 tháng, lươn đạt 4-5 con/kg. Lứa đầu, anh thu 200 triệu, lãi 60 triệu đồng. Hiện nay, quy mô đã mở rộng lên hơn 500m2 với 45 bể, trung bình thả 3.000 con/bể, thu 6 tạ/bể sau 8-9 tháng. Doanh thu đạt 2 tỷ, lãi hơn nửa tỷ.
Anh Hùng nuôi lươn trong bể thành công. Ảnh: Tổng hợp |
Cũng có mô hình tương tự, anh Đặng Minh Hiệp (Đồng Nai) đã nuôi lươn trong 24 bể xi măng (3-6m2/bể), thu 3-4 tạ/bể sau 8-10 tháng. Doanh thu hàng ngày đạt 15-20kg, lãi 30.000-40.000 đồng/kg.
Anh Huỳnh Văn Bình (Bến Tre), giáo viên sinh học, cũng thành công nuôi lươn trong vườn dừa, lãi gần 2 tỷ đồng/năm. Năm 2014, anh đầu tư 30 triệu mua 10.000 con lươn giống. Sau 10 tháng, thu 2 tấn lươn, lãi 200 triệu. Hiện anh là chủ trang trại lươn giống quy mô lớn.
Vốn là 1 thầy giáo dạy Sinh học, anh Bình đã áp dụng những đặc điểm về loài, nuôi lươn thành công. Ảnh: Tổng hợp |
Anh Bình nhấn mạnh: nước sạch, thức ăn dinh dưỡng, môi trường sống phù hợp là yếu tố quan trọng giúp lươn phát triển tốt.
>> Thứ người Việt hay ăn ở vỉa hè, sang Dubai thành ‘xa xỉ’ 700.000đ/kg mà tranh nhau mua