Bà lão nhặt cục đá về chặn cửa, không ngờ là 'kho báu' hổ phách gần 30 tỷ

Hải Châu 05/10/2024 - 23:19

Một người phụ nữ đã tình cờ sở hữu một kho báu quý giá suốt nhiều thập kỷ mà không hề hay biết, cho đến khi nó được định giá lên tới 27 tỷ đồng.

Cục đá tưởng chừng vô giá trị lại là kho báu

Theo thông tin từ tờ El País đăng tải ngày 3/9, một cụ bà sống tại Romania đã sử dụng một cục đá để chặn cửa trong suốt nhiều năm mà không hề hay biết rằng đó chính là một khối hổ phách cực kỳ quý hiếm, với giá trị ước tính khoảng 1,1 triệu USD (tương đương 27 tỷ đồng).

Cục đá để chặn cửa trong suốt nhiều năm thực ra lại là một khối hổ phách cực kỳ quý hiếm. Ảnh: Sưu tầm

Cục đá để chặn cửa trong suốt nhiều năm thực ra lại là một khối hổ phách cực kỳ quý hiếm. Ảnh: Sưu tầm

Vào thập niên 60-70, trong một lần đi dạo bên dòng suối nhỏ tại Colti, gần một ngôi làng ở hạt Buzau, bà cụ đã tình cờ nhặt được cục đá nặng 3,5kg. Tưởng rằng chỉ là một viên đá bình thường, bà đã sử dụng nó để chặn cửa nhà suốt hàng thập kỷ. Mặc dù ngôi nhà đã bị trộm đột nhập vài lần, nhưng không ai nhận ra giá trị thực sự của cục đá này.

Sau khi bà qua đời vào năm 1991, một người thân trong gia đình bắt đầu nghi ngờ về giá trị của viên đá. Tuy nhiên, phải đến năm 1999, viên đá mới được giao cho chính quyền địa phương để phân tích.

Chính quyền đã chuyển viên đá đến Bảo tàng Lịch sử tại Krakow, Ba Lan để nghiên cứu và đánh giá. Kết quả cho thấy viên đá mà bà cụ nhặt được chính là một khối hổ phách nguyên khối, có niên đại từ 38,5 đến 70 triệu năm. Khối hổ phách này là kết quả của nhựa cây hóa thạch và bên trong chứa nhiều hóa thạch sinh vật cổ đại.

Khối hổ phách đặc biệt và giá trị khoa học lớn

Ông Daniel Costache, giám đốc Bảo tàng hạt Buzau cho biết, phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt bảo tàng mà còn đối với giới khoa học. Khối hổ phách nặng 3,5kg này nằm trong số những khối hổ phách lớn nhất thế giới, đặc biệt với hơn 160 sắc thái màu khác nhau, từ đỏ, vàng đến đen.

Các khối hổ phách được trưng bày trong bảo tàng ở hạt Buzau. Ảnh: El Páis

Các khối hổ phách được trưng bày trong bảo tàng ở hạt Buzau. Ảnh: El Páis

Đáng chú ý, bên trong khối hổ phách còn lưu giữ nhiều hóa thạch sinh vật cổ đại như nhện, bọ cánh cứng và thậm chí là lông động vật. Điều này mang đến giá trị khoa học vô cùng lớn, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về thời kỳ cổ đại của Trái đất.

Romania, đặc biệt là hạt Buzau, được biết đến là nơi phong phú về các loại đá bán quý, trong đó hổ phách là một tài sản thiên nhiên quý giá. Hổ phách ở khu vực này thường được gọi là hổ phách Buzau hay "rumanit", cái tên được đặt bởi nhà địa chất Oscar Helm.

Khu bảo tồn thiên nhiên ở Buzau đã chứng kiến nhiều phát hiện quan trọng về hổ phách, với giá trị cao cả về mặt thẩm mỹ lẫn khoa học. Nhiều khối hổ phách ở đây có sắc màu tối, chủ yếu từ đỏ đến đen, và chứa nhiều hóa thạch động thực vật cổ xưa, cung cấp thông tin quý giá về hệ sinh thái hàng triệu năm trước.

Quá trình hình thành của hổ phách

Hổ phách không phải là một loại đá quý hình thành trong lòng đất như nhiều người vẫn thường lầm tưởng, mà thực chất là sản phẩm của quá trình hóa thạch nhựa cây từ các loài thực vật cổ đại, đặc biệt là cây lá kim. Hàng chục triệu năm trước, những cây cổ thụ đã tiết ra một loại nhựa dẻo, dính, có khả năng không tan trong nước.

Hổ phách không phải là một loại đá quý hình thành trong lòng đất như nhiều người vẫn thường lầm tưởng. Ảnh: Sưu tầm

Hổ phách không phải là một loại đá quý hình thành trong lòng đất như nhiều người vẫn thường lầm tưởng. Ảnh: Sưu tầm

Nhựa cây này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây khỏi nấm và vi khuẩn, đồng thời giúp chữa lành các tổn thương do môi trường gây ra. Khi tiếp xúc với không khí, nhựa cây dần cứng lại, hình thành một lớp vỏ bảo vệ cho cây.

Theo thời gian, những giọt nhựa này bị chôn vùi trong lớp trầm tích và trải qua một quá trình biến đổi dưới tác động của áp suất và nhiệt độ. Qua hàng triệu năm, nhựa cây dần "trưởng thành", biến thành một chất rắn trong suốt, với cấu trúc phân tử chặt chẽ, cứng như đá, được gọi là hổ phách. Đặc biệt, hổ phách có khả năng bảo tồn nguyên vẹn các sinh vật nhỏ như côn trùng, lá cây hoặc các sinh vật khác bị mắc kẹt bên trong, tạo ra những mẫu hóa thạch vô cùng giá trị cho giới khoa học.

Một trong những mẫu hổ phách cổ xưa nhất trên Trái Đất được phát hiện tại vỉa than ở bang Illinois, Mỹ, có niên đại lên tới 320 triệu năm, từ trước khi loài khủng long xuất hiện. Tuy nhiên, những mẫu hổ phách này có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4 inch, và không chứa bất kỳ hóa thạch sinh vật nào bên trong.

Hổ phách thực chất là hóa thạch của nhựa cây lá kim cổ đại, được tích tụ sau hàng chục triệu năm. Ảnh: Pinterest

Hổ phách thực chất là hóa thạch của nhựa cây lá kim cổ đại, được tích tụ sau hàng chục triệu năm. Ảnh: Pinterest

Theo Hiệp hội Đá quý màu Quốc tế (ICA), hổ phách phải có niên đại ít nhất 40.000 năm mới được coi là "chín" và đủ điều kiện để gọi là hổ phách thực sự. Trong khi đó, Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) cho rằng quá trình này có thể kéo dài tới 1 triệu năm để nhựa cây hoàn toàn biến đổi thành hổ phách. Mặc dù thông tin cụ thể vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, một điều chắc chắn là nhựa hóa thạch phải mất ít nhất 40.000 năm để phát triển thành hổ phách.

Nếu mẫu nhựa cây chưa đạt đến độ tuổi này, nó sẽ được phân loại là copal - một loại nhựa "non" vẫn còn mang nhiều đặc tính mới, như bề mặt dính và chưa cứng hoàn toàn. Copal chưa trải qua quá trình hóa thạch đủ lâu để trở thành hổ phách. Vì vậy, giá trị của nó cũng thấp hơn nhiều so với hổ phách trưởng thành.

Phong tỏa khẩn cấp công trường do đào trúng vật thể lạ nặng 800kg, huy động chuyên gia tiến hành nghiên cứu, kho báu khủng 18 tỷ tấn được ‘mở khóa’ nhờ công nghệ cao

Cận cảnh căn biệt phủ 1.000m2 toàn gỗ quý, sửng sốt nhất là 'kho báu' trầm hương bạc tỷ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ba-lao-nhat-cuc-da-ve-chan-cua-khong-ngo-la-kho-bau-ho-phach-gan-30-ty-d134273.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bà lão nhặt cục đá về chặn cửa, không ngờ là 'kho báu' hổ phách gần 30 tỷ
    POWERED BY ONECMS & INTECH