Quốc tế

Bất chấp Mỹ trừng phạt kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc vẫn đến châu Âu ‘làm thân’ với Nga

Đăng Đức 04/05/2024 - 18:43

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du quan trọng đến Nga và các nước châu Âu cuối tuần này trong bối cảnh mối quan hệ giữa họ và Mỹ đang có những rạn nứt đáng kể.

Trung Quốc đến Nga kết tình thân, mặc kệ bị Mỹ trừng phạt kinh tế

Theo hãng tin AFP, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tới châu Âu vào ngày Chủ nhật (5/5) để bảo vệ liên minh "không giới hạn" của Trung Quốc với Nga. Sau đó, vị nguyên thủ quốc gia này sẽ đến Pháp, tiếp đến là chuyến thăm tới Serbia và Hungary, những quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Điện Kremlin.

Bất chấp Mỹ trừng phạt kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc vẫn đến châu Âu ‘làm thân’ với Nga
Trung Quốc và Nga có mối quan hệ chiến lược thân thiết

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tìm cách tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế ở châu Âu để làm đối trọng với Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ giữa đôi bên ngày càng trở nên căng thẳng.

>> Mỹ trấn áp các công ty công nghệ Trung Quốc: Huawei chịu trận đầu tiên, sắp phải đóng cửa các phòng thí nghiệm

Hôm 2/5 vừa qua, Washington đã áp đặt 300 lệnh trừng phạt mới nhằm chống lại các công ty và nhân vật ở nhiều quốc gia mà họ cáo buộc đã ủng hộ cuộc xung đột quân sự của Nga ở Ukraine, bao gồm Trung Quốc, Azerbaijan, Bỉ, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Nhân chuyến thăm Nga và phương Tây cuối tuần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các nhà phân tích cho rằng nếu Pháp và các đồng minh khác của Ukraine ở châu Âu tin rằng ông Tập có thể bị dụ dỗ từ bỏ tình bạn với Tổng thống Nga Vladimir Putin thì họ sẽ thất vọng.

Châu Âu không dễ đạt mục đích riêng

Bất chấp việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trải thảm đỏ chào đón người đồng cấp bên phía Trung Quốc khi ông Tập Cận Bình đến “đất nước hình lục lăng” vào Chủ nhật này, cuộc đàm phán của họ sẽ không hề đơn giản.

Theo kênh CNA, tại Paris vào thứ Hai tới (6/5), ông Tập và ông Macron sẽ hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, người đã thúc giục Bắc Kinh đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine.

Bất chấp Mỹ trừng phạt kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc vẫn đến châu Âu ‘làm thân’ với Nga
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (Ảnh: Reuters)

Ding Chun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu tại Thượng Hải, cho biết: “Nếu phía châu Âu mong đợi Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc cùng với Mỹ và châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thì tôi nghĩ điều đó rõ ràng khó có thể xảy ra”.

Dù Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách đẩy lùi các cuộc điều tra gần đây của Liên minh châu Âu về ngành công nghiệp Trung Quốc, nhưng Pháp nói rõ rằng “nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất” trong chương trình nghị sự sắp tới sẽ là chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Trung Quốc tuyên bố là một bên trung lập trong cuộc giao tranh ở Ukraine nhưng chưa bao giờ “đất nước tỷ dân” lên án hành động tấn công quân sự của Nga, trong khi Mỹ tuyên bố Moscow sẽ phải đấu tranh để duy trì cuộc chiến này nếu không có sự hỗ trợ của Bắc Kinh.

Abigael Vasselier, tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, cho biết: “Paris sẽ đặt sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga vào cốt lõi của cuộc thảo luận. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho một khoảnh khắc hội đàm thoải mái dù đôi bên vẫn giữ thái đội tôn trọng nhau”.

>> Mỹ áp hàng trăm lệnh trừng phạt mới chống Nga vì xung đột ở Ukraine

Phó Giáo sư Chong Ja Ian từ khoa Khoa học Chính trị của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nói với CNA938 rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình không chỉ là tới khu vực Trung Đông Âu mà còn tới Hungary và Pháp, là một nỗ lực cho thấy rằng Trung Quốc không đe dọa lợi ích của châu Âu. Chuyến thăm châu Âu của ông Tập sẽ là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc kết thúc thời gian cách ly vì Covid-19.

Nó cũng diễn ra một năm sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc vào tháng 4 năm 2023, trong đó ông nói rằng mình trông cậy vào ông Tập Cận Bình để "làm cho Nga tỉnh táo" về vấn đề Ukraine.

Vào thời điểm đó, ông Macron đã khiến các đồng minh châu Âu bực tức khi nói rằng khối này không nên bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và đối thủ chính là Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan.

Đến tháng 2 năm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Pháp và nói với ông Macron rằng Bắc Kinh đánh giá cao “chính sách đối ngoại độc lập” của nước này.

Sau khi kết thúc chuyến công du châu Âu, ông Tập sẽ về nước và Tổng thống Nga Putin dự kiến ​​sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối tháng 5.

Trong khi ông Macron và bà Von der Leyen sẽ tìm cách tập trung cuộc hội đàm vào Ukraine, thì ông Tập sẽ muốn chống lại một loạt cuộc điều tra của Liên minh châu Âu tiến hành nhằm vào các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc.

Các cuộc điều tra diễn ra trên nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, từ tấm pin mặt trời và trợ cấp xe điện cho đến hoạt động mua sắm trong lĩnh vực thiết bị y tế. Bắc Kinh đã chỉ trích các động thái này là "chủ nghĩa bảo hộ".

Philippe Le Corre, từ Trung tâm phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, nói với AFP: “Phía Trung Quốc rất muốn đưa vấn đề này ra bàn đàm phán, nhưng Pháp đứng sau các kế hoạch của Ủy ban Châu Âu”.

Vasselier của Viện Mercator cho biết: “Đã đến lúc các nhà lãnh đạo châu Âu phải giải thích với Trung Quốc rằng cái giá phải trả cho sự hỗ trợ ngày càng tăng của nước này đối với nỗ lực chiến tranh của Nga sẽ ngày càng tăng”.

Theo kế hoạch, từ Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Serbia và sau đó là Hungary từ ngày 8-10/5.

>> Hầu hết người Mỹ coi TikTok là công cụ của Trung Quốc

4 máy bay quân sự Nga xuất hiện gần không phận Mỹ

Thị trường hồi hộp chờ đợi báo cáo công bố tối ngày 3/5 của Mỹ: Fed có cắt giảm lãi suất sớm hay không phụ thuộc nhiều vào dữ liệu này?

TikTok bị Mỹ cấm cửa: Sếp lớn từ chức để đi kiện, ‘máy hái tiền’ của Trung Quốc về tay ai?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bat-chap-my-trung-phat-kinh-te-chu-tich-trung-quoc-van-den-chau-au-lam-than-voi-nga-233423.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bất chấp Mỹ trừng phạt kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc vẫn đến châu Âu ‘làm thân’ với Nga
POWERED BY ONECMS & INTECH