Doanh nghiệp

Bất ngờ, một tỉnh miền núi tăng trưởng sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước

Huy Hoàng 01/08/2024 - 05:29

Tỉnh này có 265km đường biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong tháng 7/2024 ước tính tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 13,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,1%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,0%.

Đáng chú ý, Lai Châu là địa phương có chỉ số IIP tăng mạnh nhất cả nước, đạt mức 64,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Trà Vinh với mức tăng 48,6%, Khánh Hòa tăng 45,4%, Phú Thọ tăng 36,9%. Các địa phương khác như Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên cũng ghi nhận mức tăng cao.

Lý giải về sự tăng trưởng này, cơ quan thống kê cho biết, một số địa phương đạt mức tăng cao nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất và phân phối điện.

Xét đường biên giới, Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với hơn 265km đường biên. Lai Châu có đặc điểm địa hình với nhiều dãy núi và cao nguyên, trong đó, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Bộ, từng là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 cả nước, sau Đắk Lắk (cũ). Năm 2003, Lai Châu được tách thành 2 tỉnh là Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Hiện nay, Lai Châu hiện nay là tỉnh có diện tích lớn thứ 10 cả nước.

Bất ngờ, một tỉnh miền núi tăng trưởng sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước
Ảnh minh họa

>> Lộ diện 'thủ phủ' công nghiệp ở miền Bắc dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP

Ở chiều ngược lại, các địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng đầu năm 2024 tăng thấp hoặc giảm bao gồm: Cà Mau tăng 1,5%, Gia Lai tăng 0,3%, Hà Tĩnh giảm 8,0%, Quảng Ngãi giảm 4,2%.

Các địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng thấp hoặc giảm gồm: Quảng Trị tăng 1,7%, Quảng Ngãi giảm 16,9%, Thừa Thiên - Huế giảm 16,1%; Lạng Sơn giảm 15,5%; Lâm Đồng giảm 5,6%. Đối với ngành khai khoáng, các địa phương ghi nhận mức giảm gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 14,3%; Lâm Đồng giảm 8,6%; Quảng Trị giảm 4,7%; Lạng Sơn giảm 3,0%; Thừa Thiên - Huế giảm 1,6%.

Xét riêng ở các địa phương có quy mô công nghiệp lớn, tốc độ tăng chỉ số IIP có phần chậm hơn. Cụ thể: Bắc Giang tăng 8,7%, Vĩnh Phúc tăng 6,5%, Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 5,6%, Cần Thơ tăng 4,8%, Thanh Hóa tăng 4,6%, Bình Dương tăng 4,1%, Đà Nẵng tăng 3,7%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,2%; Hà Nội tăng 2,3%.

Bên cạnh đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, lao động trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,5% so với năm trước. Trong khi đó, lao động tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số lượng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh 1,2% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

>> Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai đến năm 2050

Bất ngờ một tỉnh nhảy vọt 27 hạng, đứng đầu vùng ĐBSCL về tăng trưởng GRDP

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bat-ngo-mot-tinh-mien-nui-tang-truong-san-xuat-cong-nghiep-cao-nhat-ca-nuoc-243919.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bất ngờ, một tỉnh miền núi tăng trưởng sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước
POWERED BY ONECMS & INTECH