Bất ngờ, tổng nợ thuế tồn đọng lên đến 204.441 tỷ đồng
Thứ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan thuế các cấp cần theo dõi sát sao tiến độ thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Chiều ngày 5/7, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2024.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, tổng nợ thuế tính đến thời điểm 30/6/2024 là 204.441 tỷ đồng, tăng 13,4% so với thời điểm ngày 31/12/2023.
Thứ trưởng đề nghị ngành Thuế nhìn thẳng vào những khó khăn, tồn tại để nỗ lực vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Đó là, kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm của ngành Thuế đảm bảo tiến độ dự toán, nhưng nếu phân tích kỹ tình hình thu 6 tháng đầu năm thì số thu đạt khá chủ yếu tập trung vào các khoản thu Ngân sách theo quý như thu thuế TNDN, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước (hơn 31.800 tỷ đồng ), thuế TNDN và LNCL của các công ty xổ số (nếu không kể 03 nguồn thu trên thì các nguồn thu nội địa còn lại mới đạt khoảng 52,5% dự toán)
Bên cạnh đó, những tháng cuối năm, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành thêm các giải pháp hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, khôi phục đà tăng trưởng nền kinh tế, trước mắt có thể tiếp tục làm giảm thu ngân sách tại nhiều địa phương, tạo áp lực lớn trong việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách tại nhiều địa phương.
Đặc biệt là những địa phương có tiến độ thu 6 tháng đầu năm đạt thấp, những địa phương mà nguồn thu trọng điểm là động lực tăng trưởng của năm trước, năm nay không còn và chưa có dấu hiệu hồi phục.
Vẫn còn địa phương đạt tiến độ thu thấp (09 địa phương thu dưới 50% dự toán; 16 địa phương có số thu đạt thấp so với cùng kỳ); Tỷ lệ nợ/Tổng dự toán thu năm 2024 có 10 Địa phương trên 10%, có 22 địa phương trên 14% tỷ lệ nợ bình quân cả nước.
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, nguồn: Internet |
Để giải quyết tình trạng này, Thứ trưởng yêu cầu cơ quan thuế các cấp cần theo dõi sát sao tiến độ thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp các khoản thuế phát sinh còn phải nộp sau quyết toán năm 2023 vào ngân sách Nhà nước (NSNN).
Thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ ngành liên quan như: công an, ngân hàng, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư,... trong việc thu hồi nợ đọng thuế, đặc biệt là xử lý thu hồi các khoản tiền nợ đọng liên quan đến đất đai, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản..., phấn đấu tổng số nợ thuế có khả năng thu đến thời điểm ngày 31/12/2024 không vượt quá 5% tổng thu NSNN.
Dự án xăng dầu tại Hà Tĩnh sau 4 năm vẫn 'ngổn ngang', chủ đầu tư nợ thuế hơn 47 tỷ đồng
Quảng Bình công khai danh sách nợ thuế: Có doanh nghiệp nợ 1.300 tỷ đồng