Bất động sản

Bên trong căn biệt phủ cổ gần 250 năm tuổi 99 căn phòng, cột nhà gỗ đế vương 2,7 tỷ

Ngọc Trà 08/12/2024 21:34

Biệt phủ này là di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc và mở cửa cho khách du lịch tham quan từ những năm 1990.

Người Trung Quốc gọi Hòa Thân là “người giàu nhất thế giới thế kỷ 18”, bởi vậy mà nơi ở của vị quan này cũng được mệnh danh là “Dinh thự xa hoa nhất triều đại nhà Thanh”.

Dinh thự Hòa Thân được xây dựng vào năm 1777, ở vị trí đẹp nhất nhất Bắc Kinh. Người ta tin rằng có hai “tĩnh mạch rồng” tại thành phố Bắc Kinh: một là “rồng đất” trong cung điện mùa hè và một là “rồng nước”, chính là phủ Hòa Thân. Không hề ngoa khi nói rằng dinh thự của Hòa Thân nguy nga tráng lệ chỉ đứng sau cung điện của Hoàng đế Càn Long.

Empty
Empty

Biệt phủ của Hoà Thân có diện tích hơn 60.000m2. Ảnh internet

Nhà của Hòa Thân được gọi là Cung Vương Phủ có diện tích hơn 60.000m2, công trình nhà ở 32.260m2 và vườn tược 28.860m2. Cung Vương Phủ chia làm 2 phần, gồm phủ đệ và hoa viên. Đầu tiên là Điện Ngân An, nơi Hòa Thân làm việc và tiếp khách, còn được gọi là Ngân Loan điện.

>> Giải mã bí ẩn những lỗ thủng kỳ lạ trên các tòa nhà chọc trời tại Hồng Kông

Theo sử sách chép lại, Hòa Thân đã đích thân thiết kế và trang trí dinh thự này theo những tiêu chuẩn khắt khe của một cung điện. Cung Vương phủ có 99 căn phòng với ý nghĩa “mãi mãi dư thừa”. Sâu vào biệt phủ, có một tòa nhà hai tầng với 88 cửa sổ, mỗi cửa sổ lại tạc hoa văn khác nhau. Bức tường của căn nhà dày tới 1,5m, bên trong rỗng và cất giấu rất nhiều vàng bạc châu báu. Thiết kế của toàn bộ dinh thự được kết hợp hoàn hảo và thể hiện đầy đủ sự vinh quang và sang trọng của hoàng gia. Các tòa nhà bên trong phủ được đặt trong sân tứ giác kiểu truyền thống.

Empty

Những cột gỗ đế vương trong nhà. Ảnh internet

Các chuyên gia sử học nhận định, chỉ 1 cây cột nhà trong phủ của Hòa Thân đã có giá tới 2,7 tỷ nhân dân tệ (gần 9.500 tỷ đồng). Cột này được làm từ một loại gỗ quý mà Trung Quốc gọi là gỗ đế vương, có tên là Trinh Nam. Mùi hương của loại gỗ này thoang thoảng, đặc biệt có khả năng chống côn trùng, mối mọt, do vậy vào mùa hè không một con muỗi nào có thể bay vào bên trong. Còn những bộ bàn ghế sáng bóng là gỗ đàn hương khảm xà cừ.

Thứ hai là lầu Tàng Bảo, tức nơi chứa những báu vật mà ông ta vơ vét được trong thời kỳ là “đệ nhất sủng thần” của vua Càn Long.

Empty

Biệt phủ này có 99 phòng đi mỏi chân chưa hết. Ảnh internet

Tòa nhà này dài hơn 180m, có 111 gian phòng và 88 cửa sổ, mỗi cửa mang một hoa văn khác nhau dùng để phân biệt vị trí các căn phòng chứa bảo vật. Ví dụ cửa sổ hình quả đào là nơi cất giữ San hô đỏ. Vào thời điểm đó, San hô đỏ của Hoàng đế Càn Long chỉ cao khoảng 2 thước Trung Quốc, trong khi của Hòa Thân cao hơn 3 thước (khoảng 1m).

Cửa sổ hình thoi là nơi chứa 10 viên ngọc trai, mỗi viên to bằng quả nhãn, tức to hơn cả viên ngọc trai đính trên vương miện của vua Càn Long. Hay như cửa sổ đặc biệt có hình 2 con cá, cái khánh và con dơi, là nơi chứa các thỏi vàng hay còn gọi là kim nguyên bảo. Đáng nói là vàng thỏi trong phủ Hòa Thân không nhỏ như thường thấy, mà lớn như một cái gối nhỏ, nặng tới hơn 30kg.

Empty

Chiếc giường cỡ đại của Hòa Thân. Ảnh internet

Sau khi Hòa Thân bị bãi chức vụ và tịch thu tài sản, tòa biệt phủ khổng lồ này trải qua nhiều đời vua chúa. Cho đến thế kỷ 20, Phủ Hòa Thân được sử dụng bởi Đại học Công giáo Furen, và sau đó là Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Học viện Âm nhạc Trung Quốc. Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, biệt phủ này thậm chí còn được sử dụng như một nhà máy trong một thời gian.

Empty

Khu nhà ở sơn son thiếp vàng sang trọng. Ảnh internet

Cuối cùng, vào năm 1982, căn nhà trở thành Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc và mở cửa cho khách du lịch tham quan từ những năm 1990. Cung Vương Phủ bây giờ khác nhiều so với thời Hòa Thân làm chủ, tuy nhiên vẫn hàm chứa tinh túy của văn hóa kiến trúc vương phủ đời Thanh.

>> Nhà gỗ đẹp nhất quận 9 hoàn toàn không sử dụng một chiếc đinh nào, xây xong 3 năm mới làm được cửa chính

Biệt thự cổ bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại: Chuyên gia nhận định là ‘báu vật’, kiến trúc không thua kém Dinh Thống đốc một thời

Nắn đường để bảo tồn biệt thự cổ 100 tuổi nằm ven con sông nội địa dài nhất Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ben-trong-can-biet-phu-co-gan-250-nam-tuoi-99-can-phong-cot-nha-go-de-vuong-27-ty-253385.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bên trong căn biệt phủ cổ gần 250 năm tuổi 99 căn phòng, cột nhà gỗ đế vương 2,7 tỷ
    POWERED BY ONECMS & INTECH