Bí mật rợn người dưới lăng mộ vị vua phong lưu, đa tình bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa

15-03-2024 22:33|Nam Trần

Ông được đánh giá là một bậc minh quân vĩ đại, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thế nhưng những gì được tìm thấy dưới lăng mộ Khang Hy khiến hậu thế xót thương.

Bậc minh quân hiếm có, khó tìm

Khang Hy (1654 - 1722) tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, là hoàng đế ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (61 năm). Ông nổi tiếng là minh quân nghìn năm có một từ xưa đến nay trong lịch sử Trung Quốc. Với phương châm luôn lấy dân làm gốc, ông đã đưa Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh trở thành vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất, dân cư đông đúc nhất, phồn thịnh về văn hóa nhất trên thế giới thời điểm ấy.

Chân dung Vua Khang Hy

Chân dung Vua Khang Hy

Ông lên ngôi khi mới 8 tuổi, chính thức nắm quyền trị vì đất nước vào năm 14 tuổi. Do tuổi tác còn quá nhỏ, Khang Hy cần có sự trợ giúp của các đại thần, đặc biệt là 4 vị phụ chính. Người đứng đầu là Sách Ni, tiếp đến là Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long và cuối cùng là Ngao Bái. Bốn vị đại thần này đều được Thuận Trị đế bổ nhiệm trước khi qua đời.

Với sự giúp sức của các vị đại thần, Khang Hy đã đạt vô số thành tựu vang dội trong suốt quá trình trị vì, góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự cai trị lâu dài và thịnh vượng của nhà Thanh.

Vận xui “bủa vây” lăng mộ Khang Hy

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các vị hoàng đế, những người nắm giữ quyền lực tối cao, luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng lăng mộ - nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Việc xây dựng lăng mộ không chỉ thể hiện mong muốn về một thế giới vĩnh hằng sau khi qua đời mà còn là cách để khẳng định địa vị và quyền lực của họ.

Khang Hy cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi ông từng trị vì nhà Thanh hùng mạnh. Lăng mộ được khởi công năm 1676 và hoàn thành năm 1681. Hơn 40 năm sau, sau khi Khang Hy băng hà vào năm 1722, ông được an táng tại lăng mộ này, hay còn gọi là Thanh Cảnh Lăng.

Thanh Cảnh Lăng

Thanh Cảnh Lăng

Theo những ghi chép trong sử sách, nơi đây còn chôn cất 4 hoàng hậu, 48 thê thiếp và 1 hoàng tử. Mộ của hoàng đế tất nhiên được xây dựng xa hoa, bề thế, nhưng chẳng ai ngờ rằng vị quân vương này lại có số phận sau khi qua đời hẩm hiu bậc nhất nhà Thanh.

Do là nơi an nghỉ của bậc đế vương nên Thanh Cảnh Lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Năm 1928, Lăng mộ Khang Hy lần đầu tiên bị trộm bởi Tôn Điện Anh, người cũng đã trộm mộ của Từ Hy Thái hậu và Càn Long. Nhóm trộm do Tôn Điện Anh cầm đầu đã đột nhập vào bên trong lăng mộ và lấy đi nhiều ngọc ngà, châu báu, cổ vật giá trị.

Tuy nhiên phải đến năm 1945, thảm kịch thực sự mới xảy ra. Một nhóm cướp gồm khoảng 300 người đã táo tợn trộm Thanh Cảnh Lăng, lăng mộ của vua Khang Hi bị hủy hoại nghiêm trọng. Hàng loạt báu vật, trong đó giá trị nhất là chiếc chén Cửu Long mà Hoàng đế Khang Hy từng dùng khi còn sống đã bị đánh cắp. Đến tận ngày nay, tung tích của bảo vật này vẫn là ẩn số gây tiếc nuối cho giới khảo cổ.

“Địa ngục” trần gian

Năm 1952, với mục đích nghiên cứu và cải tạo Thanh Cảnh Lăng, các chuyên gia khảo cổ đầu ngành Trung Quốc đã tiến hành cuộc khai quật lăng mộ Khang Hy. Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới là dù đã lên kế hoạch chi tiết, đầy đủ và cẩn thận, nhóm chuyên gia này chỉ vào lăng mộ trong chốc lát rồi vội vã trở ra.

Bên trong lăng mộ bị ngập nước nghiêm trọng.

Bên trong lăng mộ bị ngập nước nghiêm trọng.

Cuộc khai quật là một trải nghiệm kinh hoàng đối với 3 chuyên gia. Họ phải di chuyển bằng dây thừng xuống phía dưới, trên người mặc đồ bảo hộ đầy đủ và thậm chí còn được trang bị súng lục. Sau khi xuống đến lăng mộ, một không khí lạnh lẽo bất thường và tăm tối ập đến, bao trùm lấy họ.

Một mùi hương khủng khiếp lan tỏa khắp nơi khi bước vào khu vực phía sau hai cánh cổng đá. Nước đột ngột dâng lên và ngày càng sâu khi tiến vào khiến mọi hành động của các chuyên gia trở nên khó khăn. Đến gần quan tài, nước đã đến thắt lưng, phát ra mùi tanh khó chịu không thể tả.

Càng tiến sâu vào bên trong lăng mộ, mực nước càng tăng lên và có mùi hôi thối khó chịu

Càng tiến sâu vào bên trong lăng mộ, mực nước càng tăng lên và có mùi hôi thối khó chịu

Những kẻ trộm mộ trước đó đã lục tung bên trong quan tài để bới móc kho báu và tàn nhẫn ném xương cốt người đã khuất ra bên ngoài. Hài cốt vua Khang Hy lạc lõng trong làn nước lạnh lẽo.

Vì rủi ro quá lớn, đoàn đã rút lui vội vã để đảm bảo an toàn. Chính quyền Trung Quốc đã niêm phong Thanh Cảnh Lăng, đóng cửa lại từ đó đến nay, vì không ai dám mạo hiểm bước chân vào "địa ngục" ấy nữa.

>> Việt Nam thuộc triều đại nào khi ‘Thiên Cổ Nhất Đế’ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa?

Bên trong lăng mộ hoành tráng của mẹ vua Khải Định ít người biết đến, ẩn giấu bí mật phong thuỷ hàng trăm năm

Khám phá lăng mộ cổ được xây vào thời Minh Mạng nằm giữa khu công viên đẹp nhất Sài Thành ít người biết đến

Khám phá loạt lăng mộ cổ không rõ chủ nhân cực bí hiểm và linh thiêng ở Việt Nam

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-mat-ron-nguoi-duoi-lang-mo-vi-vua-phong-luu-da-tinh-bac-nhat-lich-su-phong-kien-trung-hoa-d118096.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bí mật rợn người dưới lăng mộ vị vua phong lưu, đa tình bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa
POWERED BY ONECMS & INTECH