Bí quyết để 1 doanh nghiệp Việt Nam đạt thành tích năng suất theo doanh thu tới 4,1 tỷ đồng/người/năm

27-05-2024 06:25|Mai Chi

Ở một số lĩnh vực chủ chốt, con số này vượt hơn 9 tỷ đồng/người/năm, tương đương với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Orange (Pháp) và Telefonica (Tây Ban Nha).

Ngày 26/5, tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024", bà Vũ Thị Mai, Giám đốc Nhân sự Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về việc duy trì và nâng cao năng suất lao động trong suốt 35 năm phát triển của tập đoàn. Theo bà Mai, người lao động luôn là yếu tố quan trọng trong việc đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel.

Bà Mai cho biết, việc duy trì năng suất lao động cao là nền tảng để Chính phủ cho phép Viettel thí điểm cơ chế tiền lương riêng. Năm 2023, năng suất lao động theo doanh thu của toàn tập đoàn đạt hơn 4,1 tỷ đồng/người/năm, trong khi ở một số lĩnh vực như viễn thông và công nghệ số, con số này vượt hơn 9 tỷ đồng/người/năm, tương đương với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Orange (Pháp) và Telefonica (Tây Ban Nha).

Bí quyết để 1 doanh nghiệp Việt Nam đạt thành tích năng suất theo doanh thu tới 4,1 tỷ đồng/người/năm
Năm 2023, năng suất lao động theo doanh thu của toàn Tập đoàn đạt hơn 4,1 tỷ đồng/người/năm

>> Bật mí về Vi An, nhân vật khiến thế giới phải bất ngờ về sức mạnh công nghệ của Việt Nam

Ba trụ cột nâng cao năng suất của Viettel cũng được tiết lộ. Đầu tiên là chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động. Viettel chú trọng tuyển dụng những nhân sự phù hợp dựa trên kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ quản lý không chỉ dựa trên năng lực và thành tích mà còn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Hiện tại, Viettel sở hữu đội ngũ hàng nghìn nhân sự chất lượng cao trong các ngành viễn thông, công nghệ 4G, 5G, và hơn 300 chuyên gia trẻ tuổi đã giành nhiều giải thưởng uy tín quốc tế.

Đồng thời, Viettel luôn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ mới nhất như AI và phân tích dữ liệu lớn để nâng cao năng suất lao động. Các hệ thống công cụ tại Viettel được xây dựng đồng bộ, giúp tất cả cán bộ, từ lãnh đạo đến người lao động, có thể sử dụng hiệu quả. Ví dụ, ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại thông minh cho phép nhân viên bán hàng theo dõi chỉ tiêu và kết quả hàng ngày.

Với phương châm “sáng tạo vì con người”, Viettel xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động dựa trên năm yếu tố chính:

Môi trường làm liệc: Tạo môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, tôn trọng sự đa dạng.

Văn hóa giao việc khó: Khuyến khích cán bộ, nhân viên sáng tạo, tìm giải pháp đột phá và phát hiện tài năng.

Lương thưởng đãi ngộ: Cơ chế lương thưởng phù hợp với năng lực và thành tích, đảm bảo cạnh tranh cao trên thị trường.

Đào tạo và phát triển: Tạo điều kiện tốt nhất để người lao động tự học và phát triển qua luân chuyển công việc. Trung bình mỗi cán bộ, nhân viên đã được đào tạo gần 57 giờ trong năm 2023.

Lộ trình phát triển cá nhân: Mỗi nhân viên được xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân, có cơ hội thăng tiến và sử dụng cổng thông tin việc làm toàn cầu của Viettel để thúc đẩy dòng chảy nhân tài nội bộ.

Những giải pháp này đã giúp Viettel trở thành tập đoàn kinh tế có giá trị thương hiệu số 1 Việt Nam và thuộc top đầu ngành viễn thông thế giới.

>> IDC mới của Viettel vượt qua VNPT IDC Hòa Lạc trở thành trung tâm dữ liệu công suất lớn nhất tại Việt Nam

Cùng ‘mang chuông đi đánh xứ người' Viettel báo lãi lớn, còn FPT thu được những gì?

Một doanh nghiệp họ Viettel 'khoe' doanh thu kỷ lục, lãi tăng 175%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bi-quyet-de-1-doanh-nghiep-viet-nam-dat-thanh-tich-nang-suat-theo-doanh-thu-toi-41-ty-dongnguoinam-236208.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bí quyết để 1 doanh nghiệp Việt Nam đạt thành tích năng suất theo doanh thu tới 4,1 tỷ đồng/người/năm
POWERED BY ONECMS & INTECH