Không gian sống

‘Biểu tượng tâm linh vùng biên viễn’ tại tỉnh có nhiều ‘đất hiếm’ bậc nhất Việt Nam sắp thành hình

Nguyên Bùi 28/09/2024 21:30

Dự án này do Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư, đơn vị đảm nhiệm thi công là Tập đoàn Xây dựng Delta.

Theo thông tin mới đây từ Báo Lao động, hiện dự án hạ tầng kỹ thuật và giải phóng mặt bằng cho tổ hợp công viên Kim Thành tại tỉnh biên giới Lào Cai đã chính thức thành hình sau gần 10 tháng thi công.

>> Đi qua chu kỳ biến động, thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ xác lập mức giá mới

Phối cảnh tổ hợp công viên văn hóa, tâm linh Kim Thành sau khi hoàn thành. Ảnh: Tập đoàn Delta

Phối cảnh tổ hợp công viên văn hóa, tâm linh Kim Thành sau khi hoàn thành. Ảnh: Tập đoàn Delta

Trong những ngày cuối tháng 9 năm 2024 ghi nhận, công trường thi công đang diễn ra sôi nổi. Hiện tại, công trình đang trong giai đoạn xây dựng phần khung móng thô. Công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục được triển khai, trong khi hệ thống bê tông cốt thép gia cố móng tháp đã dần hiện rõ.

Công trường thi công dự án nhìn từ xa. Nguồn ảnh: Laodong

Công trường thi công dự án nhìn từ xa. Nguồn ảnh: Laodong

Dự án công viên Kim Thành tọa lạc tại phường Duyên Hải, TP. Lào Cai, được thực hiện bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong khi Tập đoàn Xây dựng Delta là đơn vị thi công chính.

Tháp Kim Thành được xây trên đỉnh đồi thuộc phường Duyên Hải, TP. Lào Cai. Nguồn ảnh: Laodong

Tháp Kim Thành được xây trên đỉnh đồi thuộc phường Duyên Hải, TP. Lào Cai. Nguồn ảnh: Laodong

Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 70 tỷ đồng, trải rộng trên diện tích 66,8ha. Tổ hợp này bao gồm khu vực thương mại - dịch vụ, khu hỗn hợp đa chức năng, khu tâm linh cùng hệ thống cây xanh, bãi đỗ xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Công trình được khởi công vào tháng 11 năm 2023 và dự kiến sẽ hoàn thành sau 3 năm. Tháp Kim Thành là một trong những điểm nhấn quan trọng trong vùng phát triển du lịch Tây Bắc Lào Cai, bao gồm TP. Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát.

Tháp Kim Thành cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi tu dưỡng và vun đắp các giá trị chân - thiện - mỹ, góp phần bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia.

Lấy cảm hứng từ những công trình kiến trúc chùa tháp độc đáo nhất Việt Nam, như di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo và chùa Bút Tháp, Tháp Kim Thành được thiết kế với 5 tầng mái cao 33m, bao bọc tòa cửu phẩm liên hoa cao 13,8m, được chế tác từ đồng nguyên chất.

Tầng thiêng áp mái tháp được trang trí với tôn tượng A Di Đà, theo phong cách nghệ thuật chùa Phật Tích. Bốn ngôi tháp ở bốn phương, cao 13m và được làm bằng gạch gốm truyền thống, mang phong cách tháp Phật thời Trần, tạo thành một biểu tượng trấn giữ sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Tỉnh Lào Cai đã xác định công trình này là một dự án chiến lược, với mục tiêu xây dựng hình ảnh cho thành phố trở thành một điểm đến tâm linh mang tính biểu tượng, đồng thời phát triển du lịch tâm linh tại khu vực.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đất hiếm là tập hợp gồm 17 nguyên tố có tính chất từ tính và điện hóa đặc biệt. Đây là loại khoáng sản có vai trò quan trọng và mang tính chiến lược trong sự phát triển của các ngành công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến, như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn và chất phát quang. Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ 2 thế giới.

Theo thống kê từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Cụ thể, các mỏ đất hiếm gốc tập trung phần lớn ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái.

>> Di dời gần 1.000 dân, con đường view 'kim cương' quận 4 sắp được 'giải thoát' khỏi cảnh nhếch nhác, tồi tàn

Lô đất hơn 500m2 tại Thanh Oai (Hà Nội) bất ngờ bị hủy bỏ

Mãn nhãn với cơ ngơi 10.000m2 hàng triệu đô của 'đại gia kim cương': Ý nghĩa phía sau khiến ai cũng ngưỡng mộ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bieu-tuong-tam-linh-vung-bien-vien-tai-tinh-co-nhieu-dat-hiem-bac-nhat-viet-nam-sap-thanh-hinh-d134282.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ‘Biểu tượng tâm linh vùng biên viễn’ tại tỉnh có nhiều ‘đất hiếm’ bậc nhất Việt Nam sắp thành hình
    POWERED BY ONECMS & INTECH