Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022, Bộ Công Thương đã phần phúc đáp về các vấn đề liên quan đến thị trường xăng dầu.
Về cung ứng xăng dầu, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, vấn đề năng lượng có sự xáo trộn có ảnh hưởng đến tình hình chính trị và căng thẳng Nga - Ukraine.
Tại Việt Nam hiện nay việc cung ứng từ nước từ 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn là 70-75%. Việc nhập khẩu chiếm từ 20-25%. Tuy nhiên, thị trường xăng dầu trong nước quý I có nhiều biến động do nguồn cung ứng từ nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là đơn vị chiếm từ 35-45%. Thị phần cung ứng giảm mạnh công suất trong tháng 1 và đầu tháng 2 giảm đến 55% công suất, thậm chí có thời gian ngừng sản xuất. Trong khi đó tình hình nguồn cung nhập khẩu gặp khó do tình hình chính trị, giá cả tăng, chi phí logistics và nguồn cung hạn chế và cước vận tải tăng.
Còn trong quý II/2022, sẽ xem xét hoạt động nhà máy Nghi Sơn, Bộ Công Thương đã ban hành quy định số 242 ngày 24/2/2022 về phân giao nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II cho 10 đầu mối xăng dầu để bổ sung cho lượng xăng dầu thiếu hụt của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Trong quý II, không tính đến nguồn từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thì vẫn đủ xăng để cung cấp.
Với quý III và IV/2022, Bộ Công Thương đã làm việc với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và căn cứ vào cam kết của nhà máy này trong đó ưu tiên để cung ứng trong nước. Còn lại sẽ phân giao cho 10 đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu.
Về điều hành giá giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết vẫn phục thuộc vào Nghị định 83 và Nghị định 95 của Chính phủ. Còn giải pháp để giảm giá xăng dầu, theo công thức tính hoàn toàn phụ thuộc vào giá thế giới.