Tài chính Ngân hàng

Bộ Tài chính lấy ý kiến, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sắp 'thay da đổi thịt'

Chi Hạ 07/07/2024 - 09:37

Nếu đề xuất được thông qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ thay đổi toàn diện.

Mới đây, Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Việc ban hành nghị định này nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động của VDB phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, khắc phục một số các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai tổ chức và hoạt động của VDB thời gian qua. Đồng thời tạo khuôn khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, góp phần thực hiện thành công Phương án cơ cấu lại và định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023-2027 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

>> Thiếu pháp lý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chưa thể dùng hơn 7.000 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu

Bộ Tài chính đưa ra đề xuất mới về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng

Theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 1515/QĐ-TTg và Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp và được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển hoặc các nguồn khác theo quy định.

Thực tế triển khai tại VDB cho thấy, tính đến cuối năm 2023, mức vốn điều lệ mới đạt 15.086 tỷ đồng, trong giai đoạn 2013-2023, NSNN không cấp bổ sung vốn điều lệ cho VDB.

Về phương án cơ cấu lại VDB, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính đã đề xuất giải pháp cấp bổ sung vốn điều lệ cho VDB theo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm, sau khi ngân hàng này bù đắp hết lỗ lũy kế phát sinh.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2021/NĐ-CP. Nghị định này quy định chi tiết về việc bổ sung vốn điều lệ VDB theo hướng được NSNN cấp bổ sung vốn điều lệ hằng năm.

Điều này nhằm mục đích giúp tỷ lệ tăng trưởng vốn điều lệ của VDB bằng với tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao khi đáp ứng đủ các điều kiện.

Căn cứ vào tình hình trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định nội dung về vốn điều lệ của VDB tại dự thảo Nghị định theo hướng: Vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng do NSNN cấp và được bổ sung từ NSNN, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

>> Tái bổ nhiệm Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành VDB

Quyết định số 1515/QĐ-TTg quy định cơ cấu tổ chức quản lý của VDB gồm: Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc.

Trong đó, quyết định này chỉ quy định Tổng Giám đốc có bộ máy giúp việc. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, Hội đồng quản trị cũng có bộ máy giúp việc là Ban thư ký và một số bộ phận chuyên môn. Đồng thời, Ban kiểm soát có bộ máy giúp việc là bộ phận giúp việc và bộ phận kiểm toán nội bộ.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ quy định nội dung về cơ cấu tổ chức quản lý của VDB theo hướng: Bổ sung quy định về bộ máy giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát so với quy định tại Điều 12 Quyết định số 1515/QĐ-TTg.

>> Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giảm 20% lỗ lũy kế, nợ xấu chịu rủi ro giảm 15.000 tỷ, bộ máy tổ chức giảm 35%

Tái bổ nhiệm Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Ngân hàng phát triển bền vững trên nền tảng quản trị rủi ro vững chắc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bo-tai-chinh-lay-y-kien-ngan-hang-phat-trien-viet-nam-vdb-sap-thay-da-doi-thit-241259.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bộ Tài chính lấy ý kiến, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) sắp 'thay da đổi thịt'
POWERED BY ONECMS & INTECH