Sống

Cách vô cùng đơn giản để bày mâm cỗ Trung thu đẹp mắt tại nhà

Nhật Linh 26/09/2023 16:00

Mâm cỗ Trung thu truyền thống tượng trưng cho sự no ấm, đầy đủ, mưa thuận gió hòa.

Tết Trung thu là thời gian để gia đình sum họp, cùng nhau trò chuyện và kể nhau nghe những câu chuyện trong cuộc sống. Vào ngày này, thông thường nhiều gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ Trung thu.

Theo quan niệm của nhiều người, mâm cỗ Trung thu còn là thứ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa giúp mọi người cả năm làm ăn thuận lợi. Thông thường mâm cỗ tết Trung thu truyền thống được bày ra đẹp mắt, cân bằng âm dương và đầy đủ ngũ quả với đủ trạng thái như xanh, chín tự nhiên. Mỗi loại trái cây đều có những ý nghĩa riêng và tượng trưng cho những điều tốt lành sẽ tới với mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, các loại bánh Trung thu như bánh nướng, bánh dẻo cũng được bày biện cùng mâm cỗ.

Dưới đây là cách bài trí mâm cỗ truyền thống đơn giản, chuẩn nghi thức.

Lễ vật trong mâm cỗ trung thu truyền thống

Ngày nay mâm cỗ cúng rằm trung thu truyền thống cũng đã được tối giản và gói gọn hơn. Việc chuẩn bị lễ vật tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thông thường sẽ bao gồm các lễ vật quan trọng như:

  • Hương (nến thơm), đèn dầu trên ban thờ, hoa tươi
  • Các món mặn: Vào ngày rằm tháng 8, các gia đình nên chuẩn bị thêm các món mặn có thể thay đổi tùy theo thói quen, sở thích có thể bao gồm các món ăn như xôi, chè, gà, cháo hoặc món chay,...
  • Bánh trung thu: bánh nướng và bánh dẻo, có thể chuẩn bị 1 hoặc 2 cặp.
  • Mâm ngũ quả có thể linh hoạt, bạn có thể chọn những loại trái cây phù hợp với mùa Thu như bưởi, thị, lựu, cốm, chuối, ...
  • Trà dùng để kèm bánh và trò chuyện có thể là trà xanh, trà sen hoặc trà hoa cúc đều thích hợp.
  • Lồng đèn trung thu: Món lễ vật gần như là biểu trưng cho ngày rằm tháng 8 - Tết Trung Thu đoàn viên.

Cách bài trí mâm cỗ trung thu truyền thống

Cách trang trí mâm cỗ trung thu truyền thống có thể biến đổi tùy theo sự sáng tạo và sở thích của từng gia đình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung để tạo ra một mâm cỗ Trung thu hài hòa và hấp dẫn:

  • Lựa chọn một mâm to và sạch sẽ để sắp xếp các đồ vật.
  • Đặt bánh Trung thu vào tâm của mâm, có thể sắp xếp chúng thành hình hoa hoặc sao để tạo điểm nhấn.
  • Đặt lồng đèn phía sau bánh Trung thu, chọn lựa lồng đèn có màu sắc phù hợp với bánh.
  • Sắp xếp mâm ngũ quả ở hai bên của bánh Trung thu, xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ hoặc từ quả chín đến quả xanh.
  • Bày các loại bánh kẹo ở phía trước của bánh Trung thu, có thể chọn các loại có màu sắc và hương vị đa dạng.

Còn các món cúng gia đình có thể bày biện theo thói quen của riêng mình.

m1

Bày mâm cỗ Trung thu vừa đẹp mắt vừa độc đáo theo từng vùng miền

Mâm cỗ Trung thu miền Bắc

Mâm cỗ dịp Trung thu ở miền Bắc được sắp xếp tỉ mỉ, gồm chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Thông thường các gia đình sẽ đặt nải chuối ở trung tâm để lỡ lấy toàn bộ những quả trái khác, biểu trưng cho sự che chở của đất trời dành cho con người. Ngay sau đó, bưởi, đào, hồng và quýt được sắp xếp xung quanh nải chuối, tạo nên một tầng trang trí tinh tế. Đối với bưởi, có thể thay thế bằng quả phật thủ, cũng mang ý nghĩa lớn trong mâm cỗ này. Các khoảng trống còn lại được trang trí đầy bằng quất, quýt hay ớt đỏ.

m 2

Mâm cỗ Trung thu miền Trung

Mâm cỗ Trung thu miền Trung có sự đơn giản hơn nhưng không hề sơ sài, tỏ lòng thành kính và thành tâm của người địa phương đối với tổ tiên, thần linh. Với khí hậu và địa thế đặc trưng, mâm cỗ miền Trung mang trong mình sự giản dị và chất phác.

Ngoài phần kẹo bánh truyền thống, mâm cỗ cúng lễ miền Trung còn bày trí những loại cây trái quen thuộc như chuối, thanh long, dứa, mãng cầu, cam, quýt… Những quả lớn và nặng được đặt ở phần dưới, trong khi những quả nhỏ nhẹ xen kẽ bên trên, tạo nên một sự sắp xếp hài hòa. Để tăng thêm vẻ đẹp và màu sắc, người ta thường thêm cài những bông cúc tinh tế.Đặc biệt, đèn lồng cũng là một phần quan trọng được ưu tiên khi trang trí mâm cỗ, tạo thêm ánh sáng và màu sắc rực rỡ trong đêm hội trăng rằm.

m3

Mâm cỗ trung Thu miền Nam

Mâm cỗ Trung thu miền Nam biểu trưng cho sự phóng khoáng, hào sảng của người dân địa phương, đặc trưng bởi sự đa dạng của các loại trái cây. Mâm ngũ quả ở vùng này rất đặc biệt, thường có 3 quả dứa thơm bày trí như một bệ đỡ vững chắc thể hiện cho sự đoàn kết và lòng hiếu thảo của con cháu.

Ngoài 3 quả dứa, mâm cỗ miền Nam không thể thiếu các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài mang ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy trong mâm cỗ có những loại quả phổ biến khác như quýt, cam, bưởi, thanh long, lựu…

m4

Trong việc bày mâm ngũ quả Trung thu miền Nam, người ta thường xếp những quả to và nặng như dừa, mãng cầu, đu đủ lên trước, tạo nên một tháp ngũ quả. Những quả nhỏ sẽ được xếp kế tiếp để tạo ra sự đa dạng và hài hòa.

Sửa biệt thự, công nhân bất ngờ tìm thấy kho báu 1.000 đồ cổ bằng vàng, bạc, nghi là "báu vật" của giới quý tộc từ nhiều thế kỷ trước

Nghi ngờ bị lấy cắp thông tin CCCD để vay tiền, người dân kiểm tra ngay bằng 2 cách đơn giản sau

6 cách đơn giản nhất kiểm tra một mảnh đất có thuộc vùng quy hoạch hay không

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cach-vo-cung-don-gian-de-bay-mam-co-trung-thu-dep-mat-tai-nha-d109060.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cách vô cùng đơn giản để bày mâm cỗ Trung thu đẹp mắt tại nhà
    POWERED BY ONECMS & INTECH