Một con đường nối 14 quốc gia từ dải đất Alaska, Mỹ với Colombia đi qua rừng rậm đến sa mạc khô cằn, những dãy núi hùng vĩ đến đồng bằng rộng lớn.
Xa lộ Pan-American hay còn được gọi tên "xa lộ liên Mỹ" là con đường dài nhất thế giới kết nối 14 quốc gia, điểm bắt đầu từ Alaska, Mỹ tới miền Nam Argentina. Với chiều dài khoảng 30.000km, xa lộ Pan-American đã trở thành "sợi dây" kết nối quan trọng giữa các nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội thương mại và du lịch đáng kinh ngạc.
Con đường kỳ diệu xuyên từ nước Mỹ qua 13 quốc gia
Năm 1923, Mỹ đề xuất ý tưởng xây dựng xa lộ này. Đến năm 1924, chính quyền Mỹ đã mời 37 đại biểu từ các quốc gia tới Thủ đô Washington DC để nghe kế hoạch.
Sau nhiều phiên thảo luận, đến năm 1937 một hiệp định được ký kết bởi 14 quốc gia: Argentina, Bolivia, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru và Mỹ.
Xa lộ Pan-American xây dựng trong nhiều năm
Đến năm 1970, cơ bản tuyến đường hoàn thành. Tuy nhiên, còn một số đoạn qua những khúc địa hình khó khăn chưa hoàn tất. Như một khúc gián đoạn trên con đường nằm ở Darién Gap của Mỹ, dải đất dài 160km nối Panama với Colombia.
>> Vùng đất ‘địa linh, nhân kiệt’ của Thủ đô công bố danh sách thu hồi 5 điểm đất đắc địa
Bắt đầu từ Prudhoe Bay, Alaska, xa lộ liên Mỹ đưa những ai thích khám phá đi qua những địa danh hùng vĩ và đa dạng, từ những cánh đồng tuyết phủ trắng xóa ở Alaska, những dãy núi hùng vĩ của Rockies, những sa mạc rộng lớn ở Mexico, đến những khu rừng nhiệt đới rậm rạp ở Nam Mỹ.
Xa lộ Pan-American xuyên qua nhiều địa hình hiểm trở khắc nghiệt
Công trình này thể hiện sự hợp lực giữa các quốc gia khi rất nhiều đoạn khó khăn đã được chinh phục. Phần khó khăn nhất trên tuyến đường nằm ở Costa Rica, nơi phải vượt qua “đỉnh tử thần” (Summit of Death) ở độ cao 3.335m.
Đây là điểm cao nhất của tuyến đường Pan-American nằm ở Trung Mỹ. Gọi nó là "điểm tử thần" vì hàng chục thập kỷ không con xe nào vượt qua được cung đường này mà chỉ có thể cưỡi lừa, ngựa hoặc đi bộ. Ở độ cao của cung đường, nhiệt độ qua đêm có thể giảm xuống mức đóng băng, nhưng ban ngày mặt trời lại nâng nhiệt độ đến mức cháy nắng.
Điều làm nên danh tiếng của con đường xuyên 14 quốc gia là tiện ích tạo ra mạng lưới vận chuyển hàng hóa, tạo liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm làm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
>> 'Đại bàng' Nhật Bản khánh thành dự án lớn nhất Khu kinh tế Vân Phong hơn 2,5 tỷ USD
Nhà máy lớn nhất thế giới của LEGO tại thủ phủ công nghiệp Việt Nam sắp đi vào hoạt động
Số phận dự án làng đại học nghìn tỷ gần 30 năm 'đắp chiếu' tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam