Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật này được biên chế từ lâu xong mới được công bố từ năm 2020.
Năm 2020, tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, lần đầu tiên hệ thống tên lửa đạn đạo của Việt Nam đã được công khai ra mắt công chúng. Dù đã có trong biên chế từ lâu, song đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud của Việt Nam được công khai ra mắt.
Xe chở đạn kiêm bệ phóng và tên lửa thuộc hệ thống R-17E. Ảnh: Vũ Anh/Báo VnExpress |
R-17E Elbrus (NATO định danh Scud-B) là một trong những tên lửa đạn đạo phổ biến nhất của Liên Xô, với khoảng 7.000 quả được chế tạo và xuất hiện trong biên chế quân đội 32 nước. Tại thời điểm đó, Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI) cho biết, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất sở hữu loại tên lửa này, với hàng chục quả được Liên Xô cung cấp năm 1981.
Tên lửa R-17E có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02). Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m.
R-17E là tên gọi đạn tên lửa thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật xuất khẩu 9K72E Elbrus. Ảnh: Báo điện tử VOV |
R-17E thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Đạn tên lửa R-17E được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543.
Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu). Ảnh: Báo Vietnamnet |
Theo công bố tại triển lãm năm 2020, khối lượng đầy đủ là 5,8 tấn, tầm bắn của tên lửa xa nhất khoảng 300km. Scud-B được Liên Xô giới thiệu vào năm 1965, nó được phát triển dựa trên thành công của phiên bản Scud-A.
Đến thời điểm triển lãm, Việt Nam là quân đội đầu tiên và cũng là duy nhất tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế. Ảnh: Báo Vietnamnet |
Cũng theo SIPRI, vào năm 1998, Việt Nam đã mua từ Triều Tiên hàng chục quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 (Hỏa Tinh 6), đây là phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud-C. So với Scud-B, Hwasong-6 tăng trọng lượng phóng lên 6.400kg, tầm bắn tăng vọt lên 600km. Số tên lửa Scud phiên bản B và C này được coi là một trong những vũ khí uy lực của lực lượng pháo binh Việt Nam tại hiện nay.