Bất động sản

Cận cảnh tháp cổ nghìn năm bí ẩn vừa được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt tại tỉnh hạ tầng '4 không'

Khuê Vân 30/07/2024 12:00

Công trình đặc biệt này đã được các nhà khảo cổ khai quật nhiều món đồ quý hiếm có từ nghìn năm trước.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 694/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng vào hàng di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi). Đây là công trình kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ. Trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều hiện vật quý giá thuộc thế kỷ IV-XIII sau Công nguyên như đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga-Yoni.

Empty
bac-lieu-co-gi-choi-04-171331132

Bên ngoài di tích đặc biệt tháp Vĩnh Hưng. Ảnh internet

Trên cơ sở đó, di tích Tháp bước đầu được xác định niên đại từ thế kỷ 7-8 sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo. Từ giá trị kiến trúc của tháp Vĩnh Hưng, năm 1992 Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) quyết định xếp hạng là Di tích cấp quốc gia.

b6f2b88065093cf3c018c655098b20be
9b3d53bd111502ac33a8f76187f0d333

Di tích đã được xếp hạng vào năm 1992. Ảnh internet

Với việc tìm thấy nhiều di vật, cổ vật và 5 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận gồm: Tượng Nữ thần Laksmi, tượng thần Sada Shiva, đầu tượng thần Shiva, tượng Nam thần và phù điêu Nữ thần Uma. Tất cả bảo vật trên đều là những hiện vật gốc được tìm thấy trong các đợt khai quật khảo cổ ở Tháp Vĩnh Hưng.

>>Nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam

Khu di tích này bao gồm nhiều nền móng của các công trình kiến trúc cổ như đền, tháp, và các công trình tôn giáo khác. Các công trình này được xây dựng từ gạch, đá và có thiết kế độc đáo, phản ánh trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao của người xưa.

d0ab1e93438a55bf7761d4a908f43476

Thân tháp được cố định bằng ba sợi thép to, không gỉ niềng lại, tránh bị sập. Ảnh: Zingnews

Nhìn chính diện, chân tháp hình chữ nhật, toàn tháp cao hơn 8m tính từ nền tháp, đỉnh tháp đã sập. Trước đây tháp được liệt vào danh mục các di tích kiến trúc mang số hiệu 902 được nhà cầm quyền Nam Kỳ xếp hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử của xứ Nam Kỳ.

Trải qua hơn 1.000 năm, bên ngoài tháp đã bị bong tróc. Chính quyền địa phương phải ra tận miền Đông tìm đất mang về nung thành những viên gạch để phục chế một phần phía trước đã bị hư hỏng. Bên trong tháp, gạch phía dưới màu nâu đỏ, từ độ cao 4,15m trở lên là gạch màu trắng xám, có kích thước lớn.

Empty
237-Di-tich-Quoc-gia-dac-biet-vu

Hiện nay tháp Vĩnh Hưng là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người lui tới. Ảnh: Hoàng Nam

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng không chỉ là một điểm đến quan trọng cho các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu mà còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa cổ xưa của Việt Nam.

Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch bảo vệ di tích khảo cổ Vĩnh Hưng thông qua các hoạt động trùng tu, tôn tạo; lập kế hoạch khảo cổ học diện rộng trình Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xem xét nhằm tiếp tục sưu tầm những di vật, cổ vật có giá trị, những thông tin sử liệu của nền văn hóa Óc Eo nhằm phục vụ công tác giáo dục lịch sử, văn hóa và phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Địa phương này hiện là vùng trũng về hạ tầng giao thông vì không có cả 4 loại hình giao thông quan trọng như cảng biển, cao tốc, sân bay, đường sắt.

Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã.

>> Chủ đầu tư dự án hơn 4.500 tỷ tại Quảng Trị bán 20% vốn cho doanh nghiệp nước ngoài

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt

Tỉnh giàu top đầu Việt Nam đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích Quốc gia đặc biệt

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/can-canh-thap-co-nghin-nam-bi-an-vua-duoc-cong-nhan-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tai-tinh-ha-tang-4-khong-d128977.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cận cảnh tháp cổ nghìn năm bí ẩn vừa được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt tại tỉnh hạ tầng '4 không'
POWERED BY ONECMS & INTECH