Cần hơn 870 tỷ đồng để phát triển lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

10-02-2024 19:11|Thảo Đan

Đây là chương trình nhằm kết nối, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg (ngày 18/1/2017) về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016-2025, với kinh phí thực hiện dự kiến hơn 870 tỷ đồng.

Theo đó, từ năm 2021-2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện: Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Các hoạt động chính của chương trình gồm: khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ; tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước...

'Lì xì' đầu năm: >> Xuất khẩu tăng 42%, vượt 33 tỷ USD nhờ 2 nhóm hàng chính

Quyết định số 71 nêu rõ, kinh phí thực hiện chương trình giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 từ nguồn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương và các nguồn vốn khác dành cho các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện dự kiến là 870,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 750,2 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 120,5 tỷ đồng.

Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ, Quốc hội đề ra cho năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8% so với năm 2023.

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Hơn 870 tỷ đồng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025

Theo Bộ Công Thương, toàn ngành bám sát kịch bản tăng trưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của ngành Công Thương được Chính phủ giao năm 2024, tập trung triển khai các nhiệm vụ theo đúng tiến độ tại Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện các Nghị quyết 01 của Chính phủ, tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong năm 2024, các ngành công nghiệp trong nước dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức. Kinh tế toàn cầu dự kiến hồi phục nhưng với tốc độ rất chậm. Hơn nữa, trong nước sức mua dự kiến vẫn sẽ chậm hồi phục. Việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản suy giảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành sản xuất có liên quan.

Riêng trong năm 2024, các chuyên gia dự báo với vai trò trụ cột của nền kinh tế, sản xuất công nghiệp đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn để hồi phục trong năm nay. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp sẽ vẫn sẽ gặp khó khăn, cần có nhiều biện pháp tích cực hỗ trợ sản xuất và các biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.

>> Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả, vượt qua cơn gió ngược

Vì vậy, để có thể lấy lại đà tăng trưởng cao cần rất nhiều sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, hệ thống ngân hàng, các địa phương tiếp tục có các biện pháp tích cực hơn nữa hỗ trợ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đầu ra cho sản xuất thông qua các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng đơn hàng xuất khẩu, khơi thông lượng hàng hóa tồn kho cao ở cuối năm 2023.

Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, ở góc độ cơ quan nhà nước, để góp phần bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp 7-8%, ngành Công Thương, tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da - giày và các ngành nền tảng như ô tô, cơ khí, thép...

Ngoài ra, Hiệp hội, ngành hàng cũng theo dõi sát tình hình thế giới, đặc biệt là tình hình của các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam qua đó kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn với Chính phủ và các cơ quan nhà nước.

>> Năm Giáp Thìn: Toàn cầu trở lại quỹ đạo, kinh tế Việt Nam sẽ bứt phá

Năm Giáp Thìn: Toàn cầu trở lại quỹ đạo, kinh tế Việt Nam sẽ bứt phá

Một tỉnh ven biển miền Trung ghi nhận hàng loạt chỉ tiêu kinh tế bứt phá ngay từ đầu năm 2024

Ngôi làng phát 24 tỷ đồng cho người dân ăn tết nhờ tham gia mô hình kinh tế 'hái ra tiền'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/can-hon-870-ty-dong-de-phat-trien-linh-vuc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-viet-nam-222762.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cần hơn 870 tỷ đồng để phát triển lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH