Từng được xem là một kỳ quan và niềm tự hào của người dân địa phương, tuy nhiên, cây cầu tại sông Choluteca, Mỹ đã trở nên vô dụng sau một thảm họa thiên nhiên.
Từng được xem như một kỳ quan
Khu vực sông Choluteca (Honduras, Mỹ) thường xuyên phải đối mặt với thiên tai như lốc xoáy và gió bão. Vì vậy, năm 1930 chính quyền địa phương quyết định xây dựng một cây cầu vững chắc để vượt qua sông và chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Cầu bắc ngang qua sông Choluteca được xây dựng và đặt theo tên của dòng sông. Nó trở thành niềm tự hào của cư dân địa phương bởi thiết kế giống như phiên bản nhỏ của cầu Cổng Vàng nổi tiếng ở Mỹ.
Sau đó, vào năm 1996, một cây cầu khác, được gọi là cầu Puente Sol Naciente hoặc "cầu Choluteca mới" được xây dựng. Cây cầu này sử dụng kỹ thuật tiên tiến và được hoàn thành vào năm 1998 và được coi là một "kỳ quan công nghệ".
Cơn bão Mitch thay đổi hoàn toàn “số mệnh” cây cầu
Trận bão Mitch vào năm 1998 đã thay đổi "định mệnh" của cây cầu Choluteca. Đây là cơn bão cấp 5 gây ra số ca tử vong lớn thứ hai từng được ghi nhận trong khu vực Đại Tây Dương. Cơn bão này gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều cơ sở hạ tầng ở Honduras.
Ảnh hưởng của cơn bão đã khiến lượng mưa tăng đột biến trong khu vực, với hơn 1.900mm chỉ trong 4 ngày. Các chuyên gia ước tính, lượng mưa do cơn bão Mitch mang tới tương đương với lượng mưa mà sông Choluteca nhận được trong nửa năm.
Nước sông dâng cao gây ngập úng toàn bộ khu vực, làm 11.000 người thiệt mạng ở Trung Mỹ, với 7.000 người tử vong trong khu vực Honduras. Cầu Choluteca bị phá hủy hoàn toànn không còn dấu vết, trong khi cầu Puente Sol Naciente không bị ảnh hưởng nhiều.
Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới là những con đường nối với cây cầu mới đã bị cuốn trôi mà không có bất kỳ dấu vết nào có thể tồn tại. Thêm vào đó, cơn bão đã thay đổi hoàn toàn dòng chảy của sông Choluteca. Nó đã lệch hướng sang một hướng khác. Từ đó, cây cầu bị cô lập hoàn toàn vì không còn đường nối, không thể qua sông hoặc đi đến bất kỳ đâu.
Thảm họa tự nhiên đã gây ra sự tàn phá vượt quá dự tính của con người. Cho đến nay, chưa điều gì có thể thay đổi hướng dòng chảy của sông để cây cầu cũ có thể kết nối trở lại. Có ý kiến đề xuất xây cầu mới liên kết với cầu cũ, tạo ra một tuyến đường mới, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở ý tưởng.
Câu chuyện về cây cầu Choluteca đã xảy ra cách đây nhiều năm, nhưng công trình này vẫn tồn tại. Nó đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho những biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
Thậm chí, câu chuyện về cây cầu Choluteca đã tạo ra một thành ngữ mới: "Don't be the Choluteca Bridge. Be relevant with time" (Tạm dịch: Đừng trở thành cây cầu Choluteca, hãy thích nghi với mọi hoàn cảnh). Ý nghĩa của thành ngữ này là nếu không thích ứng với những thay đổi, thì dù có cao siêu và hoàn hảo đến đâu, đều sẽ trở nên vô dụng theo thời gian.
>> Hợp long cây cầu 2.000 tỷ đồng nối hai vùng kinh tế trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh