Chân dung đại gia Việt U70 sở hữu Tập đoàn bố làm Chủ tịch, con CEO, từng khoe nhân viên vệ sinh có 35 tỷ, kỹ sư có hơn 100 tỷ nhờ cổ phiếu công ty
Vị đại gia này sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, trong khi người lao động giàu lên nhanh chóng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam năm 2022, ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT của Hoá chất Đức Giang đã tiết lộ về số tài sản khổng lồ mà đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp sở hữu.
Theo đó, ông Huyền tự hào một nhân viên vệ sinh môi trường của công ty cũng có 35 tỷ đồng, một kỹ sư có hơn 100 tỷ đồng nhờ sở hữu cổ phiếu DGC. Công ty 2.000 nhân sự năm qua có thêm vài trăm ô tô mới nhờ nhân viên trở nên giàu có hơn.
Được biết, ông Đào Hữu Huyền sinh ngày 07/06/1956, quê quán tại Hưng Yên. Ông tốt nghiệp cử nhân hóa học của trường Đại học Tổng hợp. Sau đó ông tiếp tục đi du học Áo để mở rộng kiến thức chuyên môn. Sau khi về nước, ông Huyền thành lập Công ty TNHH Văn Minh - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc về bán ra thị trường trong nước.
Ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Hóa chất Đức Giang. |
Tháng 4/2004, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (khi đó có tên gọi là CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang) đã hoàn thành công tác cổ phần hóa, ông Đào Hữu Huyền và vợ là bà Nguyễn Thị Hồng Lan đã mua lại cổ phần và trở thành nhóm cổ đông lớn nhất.
Từ thời điểm cổ phần hóa, vai trò của vị Chủ tịch họ Đào tại Hóa chất Đức Giang là không phải bàn cãi, phần nào thể hiện qua tỷ lệ sở hữu lớn nhất của ông và gia đình mà một báo cáo của VCBS cập nhật vào khoảng tháng 8/2018 là 46,2%. Trong khi đó, căn cứ theo báo cáo tình hình quản trị nửa đầu năm 2023, nhóm cổ đông Chủ tịch HĐQT DGC đang nắm 40,75% cổ phần tại doanh nghiệp này. Mức cổ phần giảm có thể do DGC tăng vốn điều lệ để hợp nhất với Hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Ông Đào Hữu Huyền được đánh giá là đại gia mới nổi kể từ khi cổ phiếu của DGC lên sàn vào năm 2014 và sau đó là DGL năm 2015. Năm 2015, ông lọt vào top 30 người giàu có và quyền lực nhất sàn chứng khoán nhờ sở hữu cổ phiếu DGC và DGL với tổng giá trị cổ phiếu lên đến 700 tỷ đồng. Hiện nay, ông Huyền đứng thứ 16 trong số những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản hơn 6.700 tỷ đồng.
Trước khi là lãnh đạo tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, ông Đào Hữu Huyền đã bén duyên trong ngành hóa chất từ thập kỷ 90, khi làm việc tại một Nhà máy hóa chất Đức Giang, thời điểm đó là nhà máy thuộc quyền quản lý và sở hữu Nhà nước. Sau khi du học từ Áo, ông về Việt Nam và lập công ty riêng là Công ty TNHH Văn Minh, chuyên nhập hóa chất từ Trung Quốc về bán ra thị trường trong nước.
Giới đầu tư chứng khoán đánh giá cao sự hiện diện của Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền tại DGC. Với kinh nghiệm hàng chục năm của ông trong lĩnh vực, ngành nghề hóa chất, cộng thêm những quyết sách M&A với một số doanh nghiệp, công ty đã khiến DGC phát triển từng bước một vững trãi, chắc chắn và không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh mặt hàng, sản phẩm truyền thống bột giặt, nguyên liệu sản xuất bột giặt, mà còn mở rộng sang một số lĩnh vực như sản xuất hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết...
Nếu ông Huyền xuất phát từ một kỹ sư hóa cơ bản thì con trai ông, Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Đức Giang là thạc sĩ hóa tốt nghiệp từ đại học Cambridge (Anh) chuyên ngành xây dựng thiết kế vận hành nhà máy. Sinh ra trong đại gia đình ba đời gắn bó với hóa chất, anh được định hướng chuyên Hóa từ nhỏ. Trước khi đảm nhận vai trò Tổng giám đốc DGC năm 2020, Duy Anh là Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường xuất khẩu – mảng chiếm tới 80% doanh số DGC. Sau đó anh vào ban quản lý dự án sản xuất phân bón, theo dõi đầu tư, lựa chọn công nghệ, thiết bị, tham gia xây dựng vận hành nhà máy.
Ông Đào Hữu Huyền và con trai - Tổng giám đốc Đào Hữu Duy Anh. |
Việc chuyển giao thế hệ, ông Huyền nói bài học quý nhờ cơ hội từ gần 30 năm trước ông được đến Nhật học về quản lý. Ông ấp ủ lời của vị giáo sư Nhật nói với các doanh nhân Việt Nam: một là phải định hướng chiến lược dài hạn; hai là sớm chuẩn bị nguồn lực kế thừa. Sự hiểu biết về ngành công nghiệp giúp ông định hình kế hoạch chi tiết cho DGC đến 2030 và tầm nhìn nhiều chục năm sau. Ban giám đốc DGC và giám đốc các nhà máy hiện đều ở tuổi vừa ngoài 30. “Một ngành công nghiệp không xác định các thế hệ tiếp theo không thể phát triển, cần lớp kế thừa ít nhất 20 năm nữa” – ông nói – “Mình con tôi không thể làm!”
Cách của ông Huyền, quan sát trong đội ngũ, kỹ sư trẻ có năng lực là đào tạo, bổ nhiệm vào tổ trưởng, quản đốc, phó giám đốc rồi giám đốc, tuần tự nhi tiến, bổ nhiệm rất nhanh và không theo quy luật nhưng nhất quán nguyên tắc: Nhân sự chủ chốt thì đầu tiên phải là kỹ sư các ngành hóa, cơ khí hoặc điện. Họ sẽ được học và trải nghiệm quản trị kinh doanh với đội ngũ chuyên môn tài chính hỗ trợ.
Mẫu xe điện hai đại gia Việt vừa mua bị xướng tên triệu hồi lần 6 vì dễ chết máy
Hai đại gia Việt chịu chơi mua bán tải điện Tesla Cybertruck, giá trên 5 tỷ đồng