Vĩ mô

Chỉ 1% doanh nghiệp Việt xuất hàng sang châu Âu chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt

Phúc Lam 23/05/2025 13:40

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu của Việt Nam.

Theo TTXVN đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp”.

Trao đổi với TTXVN, ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, việc Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” là kết quả tích cực trong việc nỗ lực hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua, đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại (VPA/FLEGT), cũng như các hoạt động về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

>>Ông Donald Trump lo ngại điều gì nhất khi gay gắt với châu Âu?

Chỉ 1% doanh nghiệp Việt xuất hàng sang châu Âu chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, bốn quốc gia Belarus, Myanmar, Triều Tiên và Nga được xếp vào hạng "rủi ro cao", thúc đẩy nạn phá rừng. Trong khi đó, Brazil và Indonesia, vốn có tỷ lệ phá rừng cao nhất thế giới, được phân loại "rủi ro tiêu chuẩn", với mức kiểm soát trung bình.

Theo đó, EU sẽ thực hiện kiểm tra tuân thủ với 9% công ty xuất khẩu từ các quốc gia có rủi ro cao, 3% từ các quốc gia có rủi ro tiêu chuẩn và 1% với các quốc gia rủi ro thấp. Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được áp dụng các yêu cầu thẩm định kỹ lưỡng đơn giản hơn, giúp giảm gánh nặng tuân thủ cho doanh nghiệp.

EUDR là một phần trong những nỗ lực của EU nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng bất hợp pháp toàn cầu thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các chuỗi cung ứng sản phẩm nông – lâm nghiệp. EUDR áp dụng đối với các mặt hàng như gỗ, ca cao, cà phê, đậu nành, dầu cọ, cao su và thịt bò, cùng một số sản phẩm phái sinh như da, sô-cô-la và đồ nội thất.

Quy định này sẽ áp dụng với các doanh nghiệp lớn từ 30/12/2025 và 30/6/2026 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp có thể bị phạt tới 4% doanh thu của họ tại quốc gia xuất khẩu thành viên EU.

EC khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp và Chính phủ các nước trong quá trình triển khai thực tế EUDR, đảm bảo thực thi hiệu quả mà không gây cản trở đến thương mại hợp pháp và phát triển kinh tế.

>>Bán mặt hàng truyền thống sang Mỹ- EU, một doanh nghiệp thu về 500 tỷ mỗi năm

Bán mặt hàng truyền thống sang Mỹ- EU, một doanh nghiệp thu về 500 tỷ mỗi năm

Mặt hàng Việt triệu đô được săn đón tại hơn 75 thị trường, nhưng Mỹ và EU lại chững: Điều gì đang xảy ra?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-1-doanh-nghiep-viet-xuat-hang-sang-chau-au-chiu-su-kiem-tra-nghiem-ngat-290642.html
Bài liên quan
  • Đề nghị EU kết luận khách quan về cuộc điều tra thép cán nóng từ Việt Nam
    Chiều 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc điện đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas để trao đổi về quan hệ Việt Nam - EU, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
  • Xuất khẩu sang Mỹ và EU vẫn tăng tốc giữa 'bão thuế quan' cận kề
    Dù “cơn bão” thuế đối ứng 46% từ Mỹ đang đến gần, xuất khẩu sang Mỹ và EU trong quý I/2025 vẫn duy trì đà tăng mạnh. Đây là minh chứng cho bản lĩnh điều hành linh hoạt, năng lực phản ứng nhanh của doanh nghiệp Việt và sức bật từ các hiệp định thương mại thế hệ mới.
  • Mỹ - EU - Trung Quốc: Thương mại toàn cầu đang xoay chiều ra sao?
    Thương mại toàn cầu đang bước vào giai đoạn biến động lớn khi Mỹ, EU và Trung Quốc điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại để ứng phó với những thách thức mới. Căng thẳng thuế quan, giảm phát sản xuất và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng đang tái định hình cục diện kinh tế toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Chỉ 1% doanh nghiệp Việt xuất hàng sang châu Âu chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt
    POWERED BY ONECMS & INTECH