Chi 170.000 tỷ đồng khoét gần 100km hầm xuyên núi, nối dòng nước từ 2 con sông

06-03-2024 00:22|Thùy Dung

Siêu dự án này diện tích lên tới 14.000m2 và mang lại lợi ích cho khoảng hơn 14 triệu người dân.

Được biết, siêu dự án dẫn nước này được xây dựng tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc của Trung Quốc. Sau hơn 1 thập kỷ xây dựng, công trình này đã được đưa vào chạy thử nghiệm lần đầu vào hồi tháng 7/2023.

Đường hầm này được xây dựng bên dưới dãy núi Tần Lĩnh bắt đầu dẫn nước từ sông Hán Giang - nhánh lớn nhất của sông Dương Tử - đến sông Vị Hà - nhánh của sông Hoàng Hà. Dự án giúp nước từ nhánh của 2 con sông lớn nhất Trung Quốc cùng đưa về Thiểm Tây - một trong những địa phương chịu hạn hán nặng nhất ở Tây Bắc Trung Quốc.

Dự án dẫn nước này là một trong những kế hoạch xây dựng mang tính thách thức nhất tại Trung Quốc. Bởi để tiến hành, đội ngũ nhân công buộc phải xây dựng một đường hầm dài tới 98,3km, chạy từ Nam sang Bắc, bên dưới dãy núi Tần Lĩnh tại Thiểm Tây.

Một phần của siêu dự án này

Một phần của siêu dự án này

Họ cũng phải làm việc ở độ sâu 2km dưới lòng đất, chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm cao. Chưa hết, đội ngũ xây dựng sẽ phải làm việc trong điều kiện địa chất khắc nghiệt, như đá cứng hiểm trở, các dòng nước ngầm chảy siết hay gặp tình huống đá lở.

Chen Zuyu, một chuyên gia tại Viện Khoa học Trung Quốc từng nói với Đài phát thanh - truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) rằng việc hoàn thành đường hầm này là một minh chứng cho thấy Trung Quốc đã áp dụng thành công công nghệ tiên tiến cũng như sự kiên trì đáng khen ngợi của đội ngũ xây dựng. Đồng thời, đây là một dự án rất lớn, dài hơi và gặp nhiều khó khăn ngoài sức tưởng tượng.

“Chúng tôi đã dùng máy móc kết hợp kỹ thuật khoan nổ mìn để phá đường hầm dài gần 100km. Quá trình thực sự rất gian nan. Chúng tôi trải qua hầu hết các biến động của địa chất, bao gồm thi công ở nhiệt độ cao gây khó chịu, đất đá cứng vô cùng hiểm trở, nhiều địa hình cao, thậm chí gặp những dòng nước lớn, chảy xiết và sạt lở”, Chen chia sẻ.

Nhiều máy móc, thiết bị hiện đại và nhân công được huy động trong quá trình đào hầm xuyên núi

Nhiều máy móc, thiết bị hiện đại và nhân công được huy động trong quá trình đào hầm xuyên núi

Cục quản lý tài nguyên nước của tỉnh Thiểm Tây nói rằng đường hầm sẽ bắt đầu dẫn nước từ Hàn Giang - một trong những nhánh lớn nhất của sông Dương Tử đến sông Vị Hà - một nhánh của sông Hoàng Hà.

Đây là dự án bảo tồn nước lớn nhất tại tỉnh Thiểm Tây, với mức chi phí khủng lên tới 7,2 tỷ USD, tương đương hơn 170.000 tỷ đồng. Việc xây dựng bắt đầu từ năm 2011, đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang bước vào giai đoạn 2. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tiến đến mục tiêu đưa nước từ sông Hàn Giang đến Tây An, Hàm Dương, Dương Lăng ở trung tâm Thiểm Tây để sử dụng cho cả khu dân cư và công nghiệp.

Toàn bộ dự án cuối cùng sẽ có diện tích lên tới 14.000m2 và mang lại lợi ích cho khoảng hơn 14 triệu người dân. Nó cũng được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên nước ở Thiểm Tây và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội khu vực.

Từ xưa, ngành xây dựng Trung Quốc đã tạo ra những công trình, dự án ấn tượng và làm chấn động thế giới. Được biết, tương tự dự án dẫn nước sông Hàn Giang - Vị Hà lần này, Trung Quốc trước đó cũng đã có nhiều dự án như vậy thậm chí là “khủng hơn”.

Theo thông tin trên Tân Hoa Xã, Trung Quốc từng xây dựng một dự án chuyển hướng nước khác từ sông Dương Tử đến sông Hoài, được thử nghiệm từ cuối năm 2022 và đã mất tới 6 năm xây dựng. Với chiều dài lên tới 723km, dự án dẫn nước này có thể cung cấp nước cho 15 thành phố ở tỉnh An Huy và tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) - mang lại lợi ích cho hơn 50 triệu người.

>> Bí ẩn ngôi làng Trung Quốc "treo" lửng lơ giữa trời, người dân phải tự tay đục đường xuyên núi, giúp cả làng trở nên giàu có

Huy động 1.132 nhân sự, 398 thiết bị máy móc làm việc 24/7, Việt Nam thông thành công 2 nhánh hầm xuyên núi nằm giáp Trung Quốc trên cao tốc 14.300 tỷ đồng, vượt tiến độ 2 tháng

Thông hầm xuyên núi trên cao tốc 14.300 tỷ đồng giáp Trung Quốc, rút ngắn thời gian di chuyển xuống Thủ đô chỉ còn một nửa

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chi-170000-ty-dong-khoet-gan-100km-ham-xuyen-nui-noi-dong-nuoc-tu-2-con-song-d117383.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chi 170.000 tỷ đồng khoét gần 100km hầm xuyên núi, nối dòng nước từ 2 con sông
    POWERED BY ONECMS & INTECH