Ấn Độ kêu gọi các quốc gia thành viên hiểu ý nghĩa tài chính vĩ mô của tài sản tiền mã hoá, khuyến nghị xây dựng chính sách phối hợp trên quy mô toàn cầu.
Bên lề cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 tại Bengaluru, bà Kristalina Georgieva đã giải thích cách cơ quan tài chính của Liên Hợp Quốc xem xét các tài sản kỹ thuật số và những gì IMF muốn thấy về mặt quy định, chính sách.
Cũng trong khuôn khổ cuộc họp của các Bộ trưởng khối G20, Bộ trưởng tài chính Ấn Độ kêu gọi một nỗ lực phối hợp “để xây dựng và hiểu biết về ý nghĩa tài chính vĩ mô”, có thể được sử dụng để xây dựng các cải cách tiền mã hoá toàn cầu.
Cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (FMCBG) đầu tiên dưới sự chủ trì của Ấn Độ vừa diễn ra đã thảo luận về các ưu tiên chính và ổn định tài chính quan trọng.
Ấn Độ kêu gọi các quốc gia thành viên hiểu ý nghĩa tài chính vĩ mô của tài sản tiền mã hoá, khuyến nghị xây dựng chính sách phối hợp trên quy mô toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman trước đây đã luôn ủng hộ việc tạo ra các quy định về tiền mã hoá với sự hợp tác của các khu vực pháp lý khác nhau trên toàn cầu. Khi Ấn Độ đương nhiệm trong vai trò Chủ tịch G20, câu chuyện về chính sách tiền số hiện là một phần của các cuộc thảo luận chính thống.
Trong cuộc họp FMCBG được tổ chức vào ngày 24 – 25/2, các thành viên G20 đã thảo luận về tiềm năng đổi mới công nghệ, đồng thời nhấn mạnh việc cân bằng các rủi ro liên quan.
Những cuộc thảo luận chính bao gồm ổn định tài chính và các ưu tiên theo quy định, cách tiếp cận chính sách để thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng năng suất cho G20.
Trong bài phát biểu kết thúc của mình, bà Sitharaman hoan nghênh sự hỗ trợ cho các cải cách liên quan đến tài sản tiền điện tử. Bà cũng cảm ơn Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã phát hành một bài báo toàn diện về ý nghĩa tài chính vĩ mô của tiền mã hoá.