Bất động sản

Chốt năm cũ, Quảng Trị ra ‘án tử’ cho 40 dự án chậm tiến độ

Phương Uyên 15/01/2024 19:30

Dù có tổng số vốn đăng ký thực hiện trên 10.000 tỷ đồng nhưng tất cả các dự án này đều được tỉnh Quảng Trị đưa vào diện xử lý, chấm dứt trong năm 2024.

Theo thông tin từ đài phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Trị, tỉnh đã thực hiện kiểm tra, rà soát các dự án chậm tiến độ, dự án không triển khai để qua đó căn cứ tình hình thực tế, hoặc đôn đốc hoặc kiên quyết thu hồi nhằm xử lý dứt điểm tình trạng dự án treo trên địa bàn.

Cụ thể, qua kiểm tra, rà soát có tới 40 dự án (tổng số vốn đăng ký thực hiện trên 10.000 tỷ đồng) cần phải đôn đốc và xử lý. Trong đó, có 9 dự án về phía chủ đầu tư đã thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động; 1 dự án đã thông báo ngừng hoạt động; 2 dự án đã đi vào hoạt động toàn bộ hoặc một phần nhưng chậm tiến độ; 4 dự án đã được hoặc đang trình UBND tỉnh điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án; 24 dự án khác đang được tiếp tục rà soát, kiểm tra, đôn đốc. Tất cả các dự án này được tỉnh Quảng Trị đưa vào diện xử lý, chấm dứt trong năm 2024.

Đáng chú ý, nhiều dự án được cấp phép đầu tư và cho thuê đất sau rất nhiều năm nhưng đến nay vẫn không đầu tư xây dựng, cùng các dự án được đầu tư xây dựng nhưng chỉ hoạt động một thời gian ngắn rồi bỏ hoang, gây ra tình trạng lãng phí về đất đai rất lớn.

Đơn cử như nhà máy sản xuất rượu Xika thuộc Công ty TNHH Sikar nằm tại cụm công nghiệp Diên Sanh, huyện Hải Lăng, được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động năm 2008 với quy mô lớn. Song, chỉ sau thời gian ngắn, nhà máy này rơi vào cảnh cửa đóng then cài, dừng hoạt động cho đến nay đã gần 10 năm mà vẫn chưa được xử lý.

Tương tự, tại địa bàn thôn Tân Trúc, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, một khu vực đất lâm nghiệp rộng lớn được cấp cho CTCP Minh Hưng để khai thác mỏ sét làm gạch, ngói nhưng qua nhiều năm đơn vị này vẫn không thực hiện, vừa để hoang hóa, vừa gây lãng phí đất đai, trong khi đó người dân địa phương rất cần đất để phát triển sản xuất.

Thời gian qua, báo chí đã phản ánh tình trạng đầu tư theo kiểu “xí phần” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh soạt, sản xuất của nhân dân và bức xúc dư luận. Sau phản ánh của cơ quan báo chí, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định thu hồi hơn 504.000m2 đất tại cụm công nghiệp Đông Gio Linh nằm trên địa bàn xã Gio Việt, huyện Gio Linh của Công ty TNHH MTV Hoàng Khang. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị giao UBND huyện Gio Linh quản lý toàn bộ quỹ đất được thu hồi này để xây dựng phương án, đưa đất vào sử dụng theo đúng quy hoạch.

cum cong nghiem
Cụm công nghiệp Đông Gio Linh

Dẫn tin từ báo Công an nhân dân, ông Lê Ánh Hùng, Chủ tịch UBND xã Gio Việt cho biết, trước quyết định này, chính quyền và nhân dân địa phương rất đồng tình và vui mừng. "Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định thành lập cụm công nghiệp Đông Gio Linh với diện tích 70ha tại xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt. Cùng với đó là việc chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khang đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp này"

Khi làm việc với chính quyền, ban, ngành chức năng và người dân địa phương, đại diện công ty này cam kết xây dựng các nhà máy, xưởng chế biến để thu mua, sản xuất và kinh doanh trở lại từ các sản phẩm, hàng hoá của người dân trong vùng làm ra. Đặc biệt, sẽ tạo việc làm cho trên 5.000 lao động địa phương. Thế nhưng qua 10 năm, công ty trên vẫn không thực hiện.

Sau quyết định thu hồi, chúng tôi mong muốn địa phương sẽ được giao toàn bộ hoặc một phần quỹ đất này để vừa giải quyết khó khăn về đất ở cho bà con vừa phục vụ phát triển sản xuất.

>> Liên tục bị cửa hàng online giành thị phần, bất động sản bán lẻ có động thái mới

Một cụm công nghiệp tại Thanh Hoá đứng trước ‘cửa tử’ vì chậm tiến độ nhiều năm

Hà Nội công bố chi tiết loạt dự án sẽ bị "khai tử" vì chậm triển khai

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chot-nam-cu-quang-tri-ra-an-tu-cho-40-du-an-cham-tien-do-d114805.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chốt năm cũ, Quảng Trị ra ‘án tử’ cho 40 dự án chậm tiến độ
    POWERED BY ONECMS & INTECH