Doanh nghiệp A-Z

Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Masan tái định hình tương lai với AI và tự động hóa, vươn mình như Walmart, Amazon

Ánh Nguyệt 26/04/2025 07:30

Masan (MSN) đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên trong lộ trình 5 năm xây dựng nền tảng chuyển đổi số tích hợp giữa tiêu dùng và bán lẻ.

Sáng ngày 25/4/2025, CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN), CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã: MCH) và CTCP Masan MeatLife (mã: MML) đã đồng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên với nhiều thông tin chú ý.

Năm nay, Masan Group đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt từ 80.500 - 85.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến dao động từ 4.875 - 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng 14% đến 52% so với năm 2024. Tập đoàn không chia cổ tức năm vừa qua và dự kiến phát hành cổ phiếu ESOP tối đa 0,5% số cổ phần lưu hành với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, Masan trình cổ đông thông qua chủ trương dỡ bỏ trần sở hữu nước ngoài (hiện là 49%) để tiến tới tỷ lệ không giới hạn đối với các ngành nghề không bị ràng buộc, theo quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP.

Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang khẳng định nhu cầu tiêu dùng luôn hiện hữu, ngày càng cao hơn, khắt khe và đòi hỏi nhiều giá trị hơn, từ đó tạo cảm hứng đổi mới cho doanh nghiệp. Ông Quang nhấn mạnh năng lực xây dựng thương hiệu là tài sản trường tồn - yếu tố quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng và sự đầu tư lâu dài của doanh nghiệp.

Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Masan tái định hình tương lai với AI và tự động hóa, vươn mình như Walmart, Amazon
Chủ tịch Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang

Về hành trình chuyển đổi số, người đứng đầu Masan cho biết đã hoàn tất giai đoạn đầu trong lộ trình 5 năm xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tích hợp. Giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung củng cố thị phần chi tiêu và thúc đẩy lợi nhuận.

“Đây là mảnh ghép cuối để Masan chuyển mình từ hình ảnh một Tập đoàn truyền thống, xóa bỏ định kiến đa ngành, trở thành nền tảng trải nghiệm tiêu dùng tích hợp như Walmart, Amazon, Alibaba, Reliance hay Apple”, ông Quang nói.

Theo lãnh đạo Masan, các mô hình truyền thống đang dần bị thay thế bởi xu thế số hóa. Sản xuất, chuỗi cung ứng, thương hiệu, bán lẻ và trải nghiệm người tiêu dùng đều sẽ được định hình lại bởi công nghệ - từ dữ liệu, phần mềm, trí tuệ nhân tạo đến tự động hóa. Việc tích hợp phần mềm, dữ liệu, AI, tự động hóa vào DNA của Masan là điều bắt buộc.

Thông tin thêm tại đại hội, Tổng Giám đốc Danny Le chia sẻ: “Tại ĐHĐCĐ năm ngoái, chúng tôi đã cam kết đưa Masan trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận. Giờ đây, chúng tôi tự hào khẳng định đã hiện thực hóa cam kết đó trong năm 2024. Masan Consumer (MCH) ghi nhận mức tăng trưởng gần hai chữ số cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, trong khi WinCommerce (WCM) và Masan MeatLife (MML) đều đạt kết quả kinh doanh có lãi.

Điều này cho thấy tăng trưởng và lợi nhuận không chỉ có thể song hành mà còn củng cố lẫn nhau. Kết quả quý I/2025 tiếp tục chứng minh sức mạnh của quá trình chuyển đổi mà Masan đang theo đuổi.”

Masan đang xây dựng giao diện kỹ thuật số như “người anh em song sinh” của hoạt động bán lẻ truyền thống, tích hợp đa kênh cùng công nghệ AI, Machine Learning, dự kiến sẽ đi vào vận hành cuối năm nay.

>> Sau lẩu tự sôi, cơm tự chín, Masan (MSN) tiếp tục mang ẩm thực châu Á vào hộp với giá chỉ 1 USD

Doanh nghiệp thép 1.500 nhân sự rót nghìn tỷ làm dự án đặc biệt, cùng Hòa Phát tham gia chuỗi cung ứng ngành ô tô

Xây dựng Hòa Bình (HBC) đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng, phát hành 347 triệu cổ phiếu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chu-tich-nguyen-dang-quang-masan-tai-dinh-hinh-tuong-lai-voi-ai-va-tu-dong-hoa-vuon-minh-nhu-walmart-amazon-287884.html
Bài liên quan
  • VinFast đạt doanh thu 44.020 tỷ đồng năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ
    VinFast ghi nhận doanh thu năm 2024 tăng 58% so với cùng kỳ, lên hơn 44.020 tỷ đồng nhờ số xe bàn giao tăng mạnh, nhưng vẫn lỗ ròng 77.355 tỷ đồng. Doanh nghiệp kỳ vọng năm 2025 sẽ tăng gấp đôi doanh số và đẩy mạnh mở rộng toàn cầu.
  • Quỹ ngoại mua 13% cổ phần Long Châu với mức định giá 1,5 tỷ USD
    Creador chính thức trở thành cổ đông thiểu số của FPT Long Châu Investment sau thương vụ đầu tư chiến lược với mục tiêu sở hữu 13% cổ phần. Giao dịch đánh dấu khoản đầu tư vốn chủ động đầu tiên của Creador vào lĩnh vực bán lẻ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
  • Khai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quan
    Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu hút nhiều kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Masan tái định hình tương lai với AI và tự động hóa, vươn mình như Walmart, Amazon
    POWERED BY ONECMS & INTECH