Chứng khoán Việt - Góc nhìn từ sự tiết cung hàng hóa toàn cầu

22-05-2022 22:42|Ba Lỗ

Thời gian này, nhiều nước đã tiến hành các chính sách tiết cung hàng hóa; tình trạng lạm phát toàn cầu, FED, chiến sự châu Âu, các động thái Trung Quốc,... đang khiến cho việc bình ổn giá hàng hóa thế giới tiếp tục trở nên mịt mờ và bất định.

Kỷ nguyên hàng hóa rẻ và dồi dào đã kết thúc?

Trong 3 thập niên qua, giới doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu được hưởng lợi khi các kết nối thương mại xuyên biên giới bảo đảm nguồn cung hàng điện tử, thời trang, đồ chơi và các hàng hóa khác luôn ổn định và dồi dào đến mức giúp giá bán của chúng duy trì mức rẻ.

Các doanh nghiệp đa quốc gia đang tính toán lại địa điểm gia công sản phẩm, ngay cả khi điều đó sẽ khiến chi phí cao hơn. Nếu xu hướng này kéo dài, sự chuyển hướng khỏi toàn cầu hóa có thể gây ra những hệ lụy đối với lạm phát và nền kinh tế thế giới.

Indonesia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vào tuần tới

Các nhà kinh tế đang tranh luận liệu tình trạng hỗn loạn chuỗi cung ứng và xung đột địa chính trị gần đây có dẫn đến sự đảo ngược hoặc định hình lại hoạt động sản xuất toàn cầu hay không. Nếu điều đó xảy ra, đà giảm giá kéo dài hàng thập niên của nhiều loại hàng hóa có thể kết thúc hoặc thậm chí bắt đầu đi theo hướng ngược lại và thúc đẩy lạm phát nói chung. 

gia-hang-hoa.jpg

Đại dịch COVID-19 cho thấy hiệu ứng tuyết lăn của các chuỗi cung ứng được tối ưu hóa cao: Việc đóng cửa nhà máy và sự chậm trễ trong hoạt động vận chuyển đã gây ra tình trạng thiếu hụt một số hàng hóa và linh kiện quan trọng. Chi phí vận tải biển đã tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng hai năm, thổi bay hoàn toàn chi phí tiết kiệm được khi sản xuất một số sản phẩm ở nước ngoài.

Hàng hóa có thể đắt hơn vì chi phí lao động tăng

Các doanh nghiệp Mỹ đang bắt đầu phải đối mặt với áp lực chi phí phát thải khí carbon từ các khâu vận chuyển. Điều này có thể khiến họ chuyển nhà máy đến những nơi gần hơn với người tiêu dùng Mỹ.

Scott N. Paul, Chủ tịch Liên minh sản xuất Mỹ cho biết, rủi ro kinh tế và chính trị cùng với các tính toán chi phí carbon đang khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dần hoạt động sản xuất của họ đến các nước gần Mỹ.

Những thay đổi về cấu trúc dân số trong dài hạn cũng có thể làm nghiêm trọng thêm các tác động khiến toàn cầu chậm lại hoặc thoái trào. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, vào năm 2050, cứ sáu người trên toàn thế giới thì có một người trên 65 tuổi, tăng so với tỷ lệ 11:1 vào năm 2019.

Nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu lương thực vì lo thiếu nguồn cung

Sự già hóa của dân số có nghĩa là tình trạng thiếu lao động trên toàn thế giới gần đây có thể kéo dài. Điều đó sẽ đẩy tăng lương và các doanh nghiệp có thể chuyển chi phí nhân công tăng thêm cho khách hàng bằng cách tăng giá bán hàng hóa.

Charles Goodhart, giáo sư danh dự tại Trường Kinh tế London cho rằng, sự thay đổi nhân khẩu học và sự đảo ngược của toàn cầu hóa có thể khiến vấn đề giá cả tăng và thiếu lao động tồn tại dai dẳng.

Carlos Viana de Carvalho, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Công ty Quản lý tài sản Brazil Kapitalo Investimentos đánh giá, có thể thế giới đang chuyển sang một kỷ nguyên kinh tế mới được đánh dấu bởi lạm phát cao hơn trong bối cảnh có những thay đổi đang diễn ra trong hội nhập toàn cầu và mối quan tâm về khí hậu ngày càng gia tăng.

Thị trường chứng khoán trong nước phản ứng ra sao?

Hiện chúng ta mới ở thời kỳ đầu của việc thắt chặt tiền tệ, ở Việt Nam thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn chưa nâng lãi suất trở lại mà thị trường chứng khoán đã điều chỉnh. Fed nói rằng, họ sẽ tăng lãi suất đến khi nào lạm phát hạ nhiệt.

Theo dõi giá dầu thế giới đang tăng trở lại, đặc biệt nếu Trung Quốc bỏ chính sách Zero COVID giá dầu rất có thể tăng mạnh tiếp, trong khi giá than đã tiệm cận đỉnh cũ 420 USD/tấn.

Nhiều dấu hiệu cho thấy giá hàng hoá vẫn leo thang. Thị trường chứng khoán sẽ ra sao nếu như giá hàng hoá tăng mạnh tiếp đang là câu hỏi mà giới phân tích thị trường đang xét đến ở thời điểm này.

Theo ông Bùi Văn Huy - Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC), có 3 chủ điểm chính là với bối cảnh thế giới hiện tại bao gồm lạm phát và quá trình tăng lãi suất của FED; chiến sự tại Ukraine; Trung Quốc và chính sách Zero COVID trong đó diễn biến tại Trung Quốc có những chuyển biến tích cực trong khi các diễn biến còn lại chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện.

Nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã dỡ phong tỏa và Trung Quốc đã có thông tin về gói kích thích kinh tế của mình. Điều này khiến cầu cho nhiều loại hàng hóa cơ bản tăng nhưng ngược lại cũng giải quyết được vấn đề nguồn cung và đứt gãy chuỗi cung ứng. Do đó việc này có lợi nhiều hơn có hại và về lâu dài áp lực lạm phát do khan hiếm sẽ giảm đi.

Về tác động của gói kích thích kinh tế của Trung Quốc đến thị trường thế giới, theo ông Huy là rất hạn chế.

Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư, Maybank Investment Bank nhận định: "Dù ở Việt Nam chỉ mới có một số ngân hàng thương mại vừa và nhỏ tăng lãi suất ở mức độ nhẹ cũng như xu hướng chung và chính sách vẫn tiếp tục kích cầu hỗ trợ kinh tế đồng thời định hướng dòng tiền và hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh việc chảy vào các kênh đầu cơ song khi nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với bên ngoài, việc thế giới đang bị tác động mạnh bởi lạm phát, tiền tệ thắt chặt sẽ khiến chúng ta bị ảnh hưởng phần nào. Việc chứng khoán Mỹ và thế giới cũng giảm mạnh thời gian qua cũng tác động đến chứng khoán Việt Nam.

Giá cả hàng hoá tiếp tục leo thang là vấn đề đáng lo ngại cho thấy cần nhiều biện pháp để kiểm soát cũng như giá cả tăng quá nhanh sẽ ngăn cản động lực tăng trưởng kinh tế. Do đó ngoại trừ một số ít nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ lạm phát nhìn chung thị trường chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng cho đến khi mọi thứ ổn định lại".

Nhà đầu tư sẽ tiếp tục có lãi với cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, năng lượng tuần cuối tháng 5?

Hợp tác cùng các thương hiệu Trung Quốc, Thế giới Di động (MWG) đặt mục tiêu bán 4,5 triệu smartphone trong năm 2025

Được Trung Quốc xem như 'mỹ vị của đế vương' gom gần 800.000 tấn, loại trái cây này đang thay đổi cuộc chơi nông nghiệp Việt Nam

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chung-khoan-viet-goc-nhin-tu-su-tiet-cung-hang-hoa-toan-cau-115835.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chứng khoán Việt - Góc nhìn từ sự tiết cung hàng hóa toàn cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH