Chuyện ít biết về nữ giáo sư duy nhất giành Giải đặc biệt VinFuture 2022

24-12-2022 09:24|Hồng Hạnh

Từng là con gái của người tị nạn nhập cư Mỹ, GS Pamela không ngừng nghiên cứu tạo ra giống lúa Sub1 chịu ngập trong 2 tuần, giúp hàng triệu người trên thế giới.

Tại lễ trao giải VinFuture 2022 tối 20/12 vừa qua, Giáo sư Pamela Christine Ronald (Hoa Kỳ) vừa nhận được Giải Đặc biệt 500.000 USD dành cho Nhà khoa học nữ trong việc phân lập gen Sub1A tạo điều kiện phát triển các giống lúa chịu ngập úng dài hạn. Sản phẩm nghiên cứu của bà nhờ ứng dụng công nghệ đã mang được các bộ gen tốt vào các giống lúa mới. Giống lúa mới này sinh trưởng tốt, chịu ngập tốt, sản lượng cao hơn. Dự án thành công đã giúp hàng triệu nông dân không phải chịu cảnh mất trắng mùa màng do ngập lụt.

320698913-542636971115953-6908358724077744858-n-1.jpg
Giáo sư Pamela Christine Ronald phát biểu khi nhận giải Đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ của VinFuture tối 20/12.

Giống lúa đặc biệt

Giáo sư Pamela C.Ronald (sinh năm 1961) đang làm việc tại khoa Bệnh học thực vật và Trung tâm bộ gene tại, Đại học California (Mỹ). Bà được biết đến là người tìm ra giống lúa biến đổi gene Sub1 sinh trưởng tốt trong điều kiện ngập úng lâu ngày và cho năng suất cao.

Đây là nghiên cứu quan trọng, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu lương thực cho hàng trăm triệu người mà còn mang tới giải pháp bền vững cho những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nói về cơ duyên đưa mình đến với công trình lớn này, nữ giáo sư kể, năm 1995, bà tham gia dự án nông nghiệp và khám phá về quá trình phân tách gene. Khi ấy, nhiều người nông dân bị mất mùa do ảnh hưởng của tình trạng lũ lụt và có tới 4 triệu tấn gạo bị phá hủy vì những trận lũ mỗi năm. Bà cũng từng tới Bangladesh - quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức về tình trạng đói nghèo, suy dinh dưỡng. Những hình ảnh tại đất nước ấy để lại ấn tượng sâu sắc với giáo sư.

Do vậy, khi được đồng nghiệp - Dave McKill - lúc này đang nghiên cứu phát triển khả năng chịu ngập của các giống lúa - mời cùng tham gia vào quá trình phân tách loại gene lúa có khả năng chịu ngập, bà Pamela lập tức đồng ý.

Một giống lúa mang loại gene mới có thể tồn tại 2 tuần trong điều kiện ngập nước được giáo sư Pamela C.Ronald và đồng nghiệp phát triển thành công. Khi ấy, phần lớn các giống lúa trên thế giới không thể sống quá 3 ngày trong điều kiện tương tự. Giống lúa này sau đó đã tới tay 6 triệu người nông dân Ấn Độ, Bangladesh và chứng minh được khả năng trong thực tiễn.

"Nhiều người khi nghe về công trình khoa học, nghiên cứu của tôi nghĩ khá đơn giản, chỉ cần tìm gene, phân tách, cô lập và tạo gene mới khả năng chịu ngập cho cây lúa là thành công. Nhưng để tìm ra được hướng đi như vậy không dễ dàng, tôi và các nhà khoa học phải mất tới gần 50 năm mới có thể tìm, cô lập gene, tạo tiền đề cho giống lúa Sub1 ra đời", bà nói. Sau khi tìm và cô lập gene, các nhà khoa học sẽ đi vào quá trình thử nghiệm trên thực địa, điều này đòi hỏi thời gian dài, kiên trì.

Không dừng lại ở việc tạo ra giống lúa Sub1, bà Pamela cho rằng, đôi khi, các trận lũ có thể kéo dài hơn thời gian 2 tuần, như vậy giống lúa Sub1 cũng sẽ bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, bà và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nâng cao hơn nữa khả năng tồn tại trong tình trạng ngập nước của các giống cây.

Bên cạnh đó, giáo sư cũng tiếp tục thực hiện quá trình nhân giống và phát triển giống cây mới. Theo bà, giống cây hiện nay có khả năng tồn tại trong tình trạng ngập nước, nhưng lại đối mặt với một số loại sâu bọ gây hại mới. Do đó, nhóm nghiên cứu của chúng bà vẫn không ngừng nghiên cứu để phát triển khả năng chống lại các loại sâu bọ này.

Cảm hứng nghiên cứu khoa học đến từ người cha là dân tị nạn

giao-su-pamela-christine-ronald.jpg
Giáo sư Pamela Christine Ronald sinh ra trong một gia đình không thực sự khá giả.

Giáo sư Pamela Christine Ronald sinh ra trong một gia đình không thực sự... khá giả khi có cha là dân tị nạn. Trong suốt 12 năm trời ròng rã, cha của bà không có quốc tịch, không có bất kỳ sự bảo hộ nào về mặt pháp lý. Thậm chí, trong thế chiến thứ 2, ông phải chạy trốn đến nhiều quốc gia khác nhau và điểm đến cuối cùng của ông là xứ sở cờ hoa tráng lệ.

"Ở đó, gia đình tôi tại đó có cuộc sống không quá khá giả là bao. Dẫu vậy, cha tôi luôn nói rằng chúng tôi là gia đình có điều kiện. Điều đó thật vô lý biết bao khi cha ngày nào cũng phải đi khỏi nơi sinh sống để làm ăn lam lũ", Giáo sư Pamela Christine Ronald bồi hồi chia sẻ lại.

Làm ăn bươn chải ngần ấy năm trời, không ai khác chính cha của bà là người thấu hiểu nhất những nỗi vất vả của người dân lao động. Cũng chính bởi vậy nên ngay từ thấm bé, bà luôn nghe được những lời nhắc nhở của cha là hãy biết quan tâm và yêu thương mọi người. Dù nghèo khó đến đâu gia đình bà cũng luôn cố gắng giúp đỡ những người yếu thế hơn. Theo bà Pamela Christine Ronald, đó chính là nguồn cảm hứng bất tận giúp bà tìm thấy được tình yêu với việc nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về việc nghiên cứu về cây cỏ, thiên nhiên.

Tình yêu dành cho khoa học đã được giáo sư Pamela Christine Ronald chứng minh trong suốt sự nghiệp làm nghiên cứu của mình. Đến nay, bà đã có cho mình rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ nhưng để kể một thành tựu lừng lẫy nhất, chắc hẳn sẽ là công trình nghiên cứu về việc phân lập loại gen giúp cây lúa có thể chống chọi với điều kiện ngập nước kéo dài.

Được biết, cơ duyên để giáo sư Pamela đến với công trình nghiên cứu này là vô cùng tình cờ. Chính xác là vào năm 1995 khi bà vừa tham gia vào một dự án nông nghiệp và khám phá về quá trình phân tách gen.

"Một ngày nọ, có một người đồng nghiệp nói với tôi về sự mất mùa của những người dân Đông Nam Á. Chứng kiến sự vất vả của người nông dân, tôi không cam lòng nên tôi cùng cộng sự của mình đã cùng nhau cô lập gen và mã hóa để đưa gen đó vào cây lúa đang được trồng tại các nước Đông Nam Á. Khi ấy, tầm nhìn chúng tôi là tạo ra giống cây phù với với những đặc tính của địa phương như: thổ nhưỡng, khí hậu... chỉ là cộng thêm gen chịu ngập".

Cuối cùng, một giống lúa mang loại gen mới có thể tồn tại 2 tuần trong điều kiện ngập nước đã được Giáo sư Pamela và đồng nghiệp phát triển thành công. Khi ấy, phần lớn các giống lúa trên thế giới không thể sống quá 3 ngày trong điều kiện tương tự. Giống lúa mới này sau đó đã tới tay 6 triệu người nông dân Ấn Độ và Bangladesh và chứng minh được khả năng trong thực tiễn.

Lời khuyên cho nông sản Việt

639ab2244f2b095be4915fae_1-3645_high.jpg
Với tư cách là Nhà khoa học, bà Pamela sẽ phát triển nhiều giống lúa có mùi vị, ngon miệng hơn.

Bà Pamela nhận định, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như lũ lụt, bão, lũ quét.... Những hiện tượng thời tiết cực đoan này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của cả nước, đặc biệt là lúa gạo.

Vì vậy, ngoài việc bảo tồn các giống lúa hiện tại, Việt Nam cần hỗ trợ cho các dự án phát triển giống lúa mới. Trong đó, giáo sư người Mỹ nhấn mạnh về giống lúa chịu mặn, trong bối cảnh tình trạng ngập mặn đang diễn ra ở nhiều nơi và người nông dân sẽ cần những biện pháp để ứng phó.

Theo giáo sư Pamela C.Ronald, tại Việt Nam, rất nhiều bạn trẻ có gia đình làm nghề nông, nhưng phần lớn trong số này đều chung suy nghĩ làm nghề này sẽ không giúp họ kiếm ra tiền và phát triển. Trong khi đó, thực tế, nông nghiệp và đặc biệt là nghiên cứu trong lĩnh vực này, đang phát triển rất nhanh ở quy mô toàn cầu. Vì thế, những người theo đuổi nghiên cứu nông nghiệp sẽ có hội học tập và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới.

"Các bạn trẻ có thể theo đuổi các lĩnh vực như di truyền học, nhân giống cây và cơ hội học lên cao học. Những kiến thức học được sẽ giúp bạn có những phát minh và khám phá mà một ngày nào đó có thể giúp ích trực tiếp cho chính của gia đình bạn", giáo sư Pamela Christine Ronald nói.

Quan trọng hơn, theo bà, việc giáo dục và truyền cảm hứng đóng vai trò quan trọng giúp những người trẻ tuổi hiểu rằng "làm nông nghiệp cũng hoàn toàn có thể dẫn tới thành công".

Giáo sư Pamela Christine Ronald nhận bằng Tiến sĩ Sinh học phân tử và sinh lý thực vật tại Đại học California, Berkeley. Sau đó, bà tiếp tục làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về lai tạo giống cây trồng tại Đại học Cornell và là giảng viên Khoa Bệnh học thực vật của Đại học California, Davis vào năm 1992. Ở Đại học California, Berkeley, bà đã nghiên cứu tương tác giữa các vi khuẩn thực vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm của Brian Staskawicz, một phòng thí nghiệm nổi tiếng quốc tế nghiên cứu về các bệnh trên cây hạt tiêu và cà chua. Bà chuyển sang nghiên cứu về gạo với hy vọng góp phần giúp đỡ các nước nghèo.

Bà là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ và Viện Hàn lâm Nông nghiệp và Lâm nghiệp Hoàng gia Thụy Điển. Bà cũng từng được Thomson Reuters bình chọn một trong những bộ óc khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới và là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới về công nghệ sinh học do tạp chí Scientific American bình chọn.

Nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam viết luận án trong chiến tranh, là người thành lập trường ĐH tư nhân đầu tiên ở nước ta

Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 sau gần 7 thập kỷ: Profile cực khủng, sinh ra ở mảnh đất có truyền thống hiếu học

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-it-biet-ve-nu-giao-su-duy-nhat-gianh-giai-dac-biet-vinfuture-2022-163478.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyện ít biết về nữ giáo sư duy nhất giành Giải đặc biệt VinFuture 2022
POWERED BY ONECMS & INTECH