Vietcombank vừa phê duyệt gói tín dụng 9.300 tỷ đồng cho CII. Đâu là những lợi thế giúp ông lớn ngành hạ tầng đạt được deal tốt như vậy?
Việc ngân hàng Vietcombank phê duyệt gói tín dụng 9.300 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã chứng khoán CII) đang là thông tin được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy điều gì đã khiến một trong những ngân hàng lớn nhất cả nước quyết định phê duyệt gói tín dụng này cho công ty CII?
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thành lập năm 2001, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần để góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng của UBND TP.HCM. Năm 2006, công ty đưa cổ phiếu lên niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán CII.
Sang năm 2013, với tốc độ tăng trưởng cao và hàng loạt các dự án đầu tư được triển khai, mô hình quản trị ban đầu không còn phù hợp nữa, CII quyết định tiến hành quá trình tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, đồng thời thực hiện tái cấu trúc tài chính. CII đã thành lập các công ty thành viên chuyên trách các mảng hoạt động đầu tư về hạ tầng bao gồm:
Vừa qua, CII đón nhận tin vui khi được Vietcombank phê duyệt gói tín dụng 9.300 tỷ đồng. CII cho biết việc được chấp thuận cấp tín dụng trung và dài hạn với giá trị lớn, gần 398 triệu USD từ Vietcombank là một thành công rất lớn của CII, qua đó:
- Mở ra cơ hội cho CII tiếp tục thực hiện tái cấu trúc dòng tiền của các dự án đã đi vào khai thác để có thể nhanh chóng thu hồi vốn nhằm tái đầu tư cho các dự án mới cũng như thanh toán cổ tức cho các cổ đông;
- Khẳng định năng lực của CII trong việc quản trị tài chính và các hoạt động của mảng hạ tầng cầu đường và thu phí giao thông, cũng như tầm nhìn chiến lược trong trung và dài hạn của CII trong lĩnh vực này; và
- Một lần nữa khẳng định năng lực và uy tín của CII trong việc tiếp cận và thuyết phục các tổ chức tài chính lớn như Goldman Sachs, Ayala, MPTC, Rhinos, GuarantCo, v.v. và hôm nay là Vietcombank.
Trong thời gian phát triển, mỗi năm, công ty CII đều có những dự án giao thông trọng điểm ở khu vực phía Nam, đặc biệt là TP. HCM. Bên cạnh đó, đối với riêng lĩnh vực bất động sản, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM có nhiều thế mạnh như hạ tầng giao thông, hạ tầng nước…
Hạ tầng giao thông
Đây là mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của CII, hầu hết tất cả dự án hạ tầng giao thông của CII Group đều thuộc sự quản lý của công ty CII B&R. CII B&R ra đời là một bước ngoặt quan trọng của CII và giữ vai trò là đơn vị tổ chức khai thác và thu lợi nhuận các dự án đầu tư cầu đường do CII đầu tư.
Cùng điểm qua các dự án hạ tầng giao thông nổi bật của CII Group:
Bất động sản
Trong quá trình đầu tư các dự án hạ tầng, ngoài những dự án BOT (Build Operate Transfer - hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), CII còn tham gia đầu tư những dự án BT (Xây dựng – Chuyển giao) theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng.
Những dự án này giúp CII xây dựng được một quỹ đất sạch để có thể chủ động hoạch định chiến lược phát triển dự án bất động sản ở thời điểm thích hợp.
Các dự án bất động sản nổi bật của CII có thể kể đến như:
Hạ tầng nước
Năm 2013, CII bắt đầu tái cấu trúc mảng nước thông qua việc tách bạch và chuyển giao dự án nước hiện hữu cho CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (SII).
SII quản lý 4 dự án hạ tầng nước nổi bật như:
Sau năm 2021 báo lỗ hơn 200 tỷ đồng, đến năm 2022 CII ghi nhận doanh thu kỷ lục 5.748 tỷ đồng tăng 103% so với cùng kỳ, chủ yếu gia tăng doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản, gấp 3 lần cùng kỳ, lên trên 3.600 tỷ đồng. Chi phí giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp cao gấp gần 4 lần cùng kỳ lên mức 303 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 34% so với cùng kỳ lên 234 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính (chiếm phần lớn là chi phí lãi vay) giảm 23% xuống 353 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với quý 4/2021, lần lượt ghi nhận ở mức 22 tỷ và 135 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 861 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ 242 tỷ đồng năm 2021.
Trong số lợi nhuận năm 2022, có sự đóng góp của hơn 1.500 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 451 tỷ đồng so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính chủ yếu từ lãi thoái vốn tại công ty con (810 tỷ đồng); lãi từ hoạt động hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn (659 tỷ đồng).
Quý 1/2023 doanh thu đi ngang với 748 tỷ đồng, tuy vậy lợi nhuận chỉ ghi nhận con số 35 tỷ đồng do không còn khoản thu tài chính lớn như cùng kỳ năm 2022.
Tổng nợ phải trả của CII đến 31/3/2023 hơn 20.666 tỷ đồng, tăng khoảng 400 tỷ đồng so với đầu năm. Trong số đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 6.460 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 8.772 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 15.200 tỷ đồng. Trong số tiền vay, tổng dư nợ trái phiếu của CII khoảng 2.800 tỷ đồng.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CII được ghi nhận có sự bứt phá mạnh mẽ. Tính từ đầu năm 2023 đến nay CII đã tăng 36%, trong đó tăng mạnh nhất từ đầu tháng 5/2023 đến nay với mức tăng 20%.
Một trong số những nguyên nhân khiến cổ phiếu CII cũng như các cổ phiếu nhóm hạ tầng tăng mạnh thời gian qua là do làn sóng đầu tư công đang được đẩy mạnh. CII nắm trong tay nhiều lợi thế về các dự án hạ tầng nên tiềm năng tăng trưởng được dự báo tốt.
Bên cạnh đó, công ty có nhiều dự án đang triển khai, nhiều dự án đã hoàn thành tạo nguồn thu ổn định như dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, tạo ra doanh thu 1.200 tỷ đồng mỗi năm; dự án Xa lộ Hà Nội đã được phép thu phí từ quý 2/2021 và ước tính đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng/năm...
Vậy với những tín hiệu tích cực như việc ngân hàng Vietcombank phê duyệt mức tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng, cùng làn sóng đầu tư công đang được đẩy mạnh, cổ đông CII đang kỳ vọng đà tăng mạnh thời gian tới. Liệu cổ phiếu CII có trở lại “thời kỳ hoàng kim” trong năm 2023 này không? câu trả lời đang ở phía trước.
Xem thêm: Giá tăng 25% sau 1 tháng, gần 32 triệu cổ phiếu CII sắp được bán ra
CII đặt mục tiêu lãi năm 2023 “đi lùi” 36%, trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 12%
Năm Bảy Bảy (NBB) rót gần 4.500 tỷ đồng vào dự án bất động sản vừa được 'hồi sinh'
Giao dịch gần 700 tỷ đồng sắp được CII thực hiện có gì đáng chú ý?