‘Cỗ máy kiếm tiền’ của kinh tế Trung Quốc gặp khủng hoảng, Chính phủ bơm 41 tỷ USD nhằm giải cứu nhưng các công ty vẫn ‘chê’: Vì đâu nên nỗi?

10-06-2024 20:07|Bạch Linh

Phương pháp này khó có thể giúp ích cho các nhà phát triển bất động sản bởi chương trình có quy mô hạn chế cũng như giá nhà có thể thấp, các nhà phân tích và nhà phát triển cho hay.

Không mấy “vui vẻ”

Theo Reuters, Trung Quốc có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết lượng nhà tồn kho khổng lồ, trong đó có biện pháp biến những ngôi nhà chưa bán được thành nhà ở có giá “vừa túi tiền” hơn. Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể giúp ích cho các nhà phát triển bất động sản bởi chương trình có quy mô hạn chế cũng như giá nhà có thể thấp, các nhà phân tích và nhà phát triển cho hay.

Là một phần của gói hỗ trợ lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tháng trước, Trung Quốc đã công bố kế hoạch cấp vốn vay trị giá 300 tỷ NDT (tương đương 41 tỷ USD) - được cho là có thể mang lại khoản tín dụng ngân hàng trị giá 500 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE) tại địa phương để mua những căn nhà đã hoàn thiện và chưa bán được, Reuters đưa tin.

Các ngân hàng Trung Quốc dự kiến sẽ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp hơn cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ chế được NHTW hỗ trợ để mua nhà từ các nhà phát triển với mức giá hợp lý và chuyển thành nhà ở có giá rẻ.

Tuy nhiên, một số nhà phát triển bất động sản tư nhân nhận thấy có rất ít các dự án của họ được lựa chọn. Nguyên nhân là do cơ sở cho vay không đủ và chương trình này dự kiến chỉ triển khai ở các thành phố lớn hơn - những nơi vốn đã có sẵn nhà ở giá rẻ. Ngoài ra, họ cũng cho rằng giá chào bán từ các doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ thấp.

‘Cỗ máy kiếm tiền’ của kinh tế Trung Quốc gặp khủng hoảng, Chính phủ bơm 41 tỷ USD nhằm giải cứu nhưng các công ty vẫn ‘chê’: Vì đâu nên nỗi?
Trung Quốc có kế hoạch biến những ngôi nhà chưa bán được thành nhà ở có giá “vừa túi tiền” hơn. Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể giúp ích cho các nhà phát triển bất động sản

Thực tế, thái độ thận trọng của các nhà phát triển bất động sản có thể là một thách thức đối với Bắc Kinh, trong bối cảnh làn sóng các biện pháp hỗ trợ trong hai năm qua chưa thể vực dậy được lĩnh vực này. Và vấn đề là bất động sản đóng góp 25% GDP của Trung Quốc và hiện vẫn là lực cản lớn đối với nền kinh tế.

Chính quyền địa phương ở Xintangzhen, một thị trấn ở Quảng Châu thông báo sẽ mua nhà theo giá gốc đối với nhà ở tái định cư, China Real Estate Business, một cơ quan truyền thông trích dẫn thông báo. Một số chủ đầu tư cho biết nếu mua với giá gốc, nghĩa là giảm 20-30% so với giá thị trường, tốt hơn mong đợi.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành cấp cao của một nhà phát triển bất động sản tư nhân đang vỡ nợ cho biết, công ty của ông sẽ quan tâm để đăng ký nếu các thành phố khác đưa ra những lời đề nghị tương tự như Xintangzhen. Nhưng ông cho rằng giá đề nghị sẽ thấp và không đủ để trang trải các khoản vay xây dựng.

Một quan chức cấp cao của một nhà phát triển có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Nếu số tiền đó thậm chí không đủ để trang trải khoản vay phát triển thì làm sao chúng tôi có thể hoàn trả khoản vay? Ngân hàng cho vay cũng sẽ không đồng ý”.

Các nhà phân tích tại Citi và Bank of America cho biết cần phải giảm giá nhà 50% để đảm bảo lợi nhuận “khiêm tốn” cho các doanh nghiệp nhà nước. Chưa hết, dù cho các chủ đầu tư có thể thu lợi từ việc bán căn hộ đã hoàn thiện cho các SOE, chính quyền địa phương vẫn có thể yêu cầu số tiền thu được sử dụng để hoàn thành các dự án hiện tại thay vì trả nợ.

Một Giám đốc điều hành của một nhà phát triển bất động sản đang bị vỡ nợ tín dụng cho biết “điều này sẽ không giúp ích gì cho họ với tư cách là một công ty niêm yết trên thị trường cũng như trả nợ nước ngoài”. S&P cho rằng việc chuyển đổi lượng nhà tồn kho hiện có thành nhà ở xã hội cũng sẽ làm tăng lượng giao dịch ở phân khúc cấp thấp và giảm giá chung.

‘Cỗ máy kiếm tiền’ của kinh tế Trung Quốc gặp khủng hoảng, Chính phủ bơm 41 tỷ USD nhằm giải cứu nhưng các công ty vẫn ‘chê’: Vì đâu nên nỗi?
Bất động sản đóng góp 25% GDP của Trung Quốc và hiện vẫn là lực cản lớn đối với nền kinh tế

Bộ nhà ở Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan quản lý nhà ở địa phương tại Quảng Châu đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Tồn tại rủi ro

Nhà phân tích tín dụng Esther Liu của S&P Global Ratings nhận định: “Chỉ một số ít nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch này. Việc hoàn thiện các căn nhà đang xây dựng vẫn là khó khăn mà các chủ đầu tư hiện phải đối mặt”.

Trong khi các nhà phát triển đang chờ đợi sự rõ ràng về nhu cầu và mức giá của các doanh nghiệp nhà nước, một số chủ ngân hàng cho rằng chương trình nhà ở giá rẻ có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng tài sản vì các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải vật lộn để tạo ra đủ lợi nhuận để trả các khoản vay ngân hàng.

Theo nhà phân tích Zerlina Zeng tại CreditSight nói: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro thực thi cao do các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước phải chịu hoàn toàn rủi ro tín dụng và đầu tư”.

Được biết, các nhà phân tích và nhà phát triển chia sẻ rằng sự hỗ trợ của Chính quyền Trung ương đã thu hút nhiều du khách hơn đến các thành phố hàng đầu.

>> Đi trước thời đại, Trung Quốc gây choáng khi xây ‘thang lên trời’ dài 240km độc nhất thế giới: Chi phí khủng 83 nghìn tỷ đồng, chỉ 5 năm là hoàn thiện

Ra con sông dài thứ 3 thế giới ‘lắp ráp’, Trung Quốc lại gây choáng với công trình cầu dây văng có nhịp hơn 1,2km xô đổ mọi kỷ lục thời đại

Trung Quốc triển khai siêu dự án đường sắt kết nối Á - Âu, dài hơn 500km và tránh đi qua Nga

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-may-kiem-tien-cua-kinh-te-trung-quoc-gap-khung-hoang-chinh-phu-bom-41-ty-usd-nham-giai-cuu-nhung-cac-cong-ty-van-che-vi-dau-nen-noi-238141.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ‘Cỗ máy kiếm tiền’ của kinh tế Trung Quốc gặp khủng hoảng, Chính phủ bơm 41 tỷ USD nhằm giải cứu nhưng các công ty vẫn ‘chê’: Vì đâu nên nỗi?
    POWERED BY ONECMS & INTECH