Chuyên gia cho rằng cơ hội tích sản cho "trận đánh" năm 2024 có thể chia đều cho nhiều nhóm cổ phiếu ngành trên thị trường hiện tại; "thực đơn" của nhà đầu tư cũng đa dạng hơn thay vì "bám riết" và "ăn vạ" nhóm bất động sản.
Một ngày đầu tháng 11 Âm lịch sẽ là ý nghĩa khi thị trường chứng khoán đóng cửa trong sắc xanh (quan niệm của người Việt là "đầu có xuôi thì đuôi mới lọt"); đặc biệt khi chỉ trước đó vài tiếng thị trường Mỹ vừa thiết lập mức cao nhất trong năm.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ tư liên tiếp trong ngày thứ Ba khi Phố Wall phân tích một loạt số liệu lạm phát mới để tìm kiếm manh mối về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
Kết phiên ngày thứ Ba, S&P 500 tăng 0,5% lên 4,643,7 điểm, Dow Jones tăng 0,4% lên mức 36.577,9 điểm và Nasdaq tăng 0,7% lên 14.533,4 điểm. S&P 500 chạm mức cao nhất kể từ tháng 1/2022 trong khi Nasdaq và Dow Jones cũng lên đỉnh kể từ tháng 1 và tháng 4 năm ngoái.
Trong nước, dù nhận được khá nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực song các chỉ số thị trường vẫn phớt lờ mong muốn của nhà đầu tư và khối ngoại vẫn chưa dừng đà xả bán.
>> VN-Index lại thoát hiểm, khối ngoại bán ròng phiên thứ 10
Chứng khoán Việt đang chờ đợi điều gì?
VN-Index đang áp sát kháng cự 1.132 +/-2 điểm với diễn biến chặt chẽ và sự đi lên của từng phân lớp đan xen tăng giảm. Minh chứng là việc ngay đầu phiên 13/12, chỉ số dù có thời điểm vượt mốc 1.130 song đã nhanh chóng bị đẩy lùi về dưới tham chiếu.
VN-Index đã tăng hơn 200 điểm kể từ đáy tháng 11/2022 |
Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt đang thiếu đi động lực dẫn dắt trong khi sự gia tăng ở các ngành còn lại không có sự nối tiếp và liền mạch là nguyên nhân gây ra sự nghi ngờ và sốt ruột của nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu.
Khi bắt được tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của cổ phiếu, nhà đầu tư lập tức hành động là hy vọng thị giá tăng liên tiếp. Tuy nhiên ở thị trường hiện tại, điều kiện thị trường dường như chưa ủng hộ điều này; câu chuyện tăng giá thần tốc như ở HAG cũng không đại diện cho xu hướng chung của các nhóm cổ phiếu.
Tuy nhiên, tôi cho rằng sự trái ngược trong hành động của nhà đầu tư và diễn biến chỉ số lại rất cần thiết cho các kỳ vọng đường dài. Nói vậy bởi nếu VN-Index càng tích lũy chặt chẽ với khối lượng dày đặc ở giai đoạn này thì sau khi bứt tốc sẽ có vùng hỗ trợ tin cậy. Nhà cần có móng cũng như chỉ số cần xây dựng vùng đáy chặt chẽ, chắc chắn trước khi bật tăng.
Sau các biến cố lớn, thị trường chứng khoán đã phục hồi mạnh mẽ suốt 12 tháng qua (kể từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023). Tuy nhiên, điều dễ thấy là sự trồi sụt của nhóm cổ phiếu bất động sản sau con sóng tăng giá thần tốc năm 2020-2021 và cú đạp năm 2022. Do vậy, mỗi đợt tăng giảm của thị trường chứng khoán, góc nhìn về chuyển động nhóm bất động sản luôn trở thành những ưu tiên hàng đầu.
Ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh Công ty Chứng khoán KB Việt Nam |
Một năm hồi phục vừa qua, sự ảnh hưởng của nhóm bất động sản có phần vơi bớt khi sự quan tâm của nhà đầu tư được phân tán cho nhiều nhóm ngành như dầu khí, vận tải biển, bán lẻ, chăn nuôi, thủy sản,... Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng bởi đây sẽ là những ngành mang đến nhiều kỳ vọng nhất cho năm 2024 - sáng hơn rất nhiều so với nhóm bất động sản vốn thăng hoa trong thời gian COVID-19 và chính sách tiền tệ nới lỏng.
Thị trường chứng khoán đang "chạy" về những ngày cuối năm 2023. Với góc nhìn tích cực, VN-Index có thể đóng cửa tại ngưỡng 1.200 +/-10 điểm. Tuy nhiên, chỉ số cần vượt kháng cự mạnh vùng 1.163 +/-2 để làm được điều này.
Cơ hội tích sản cho "trận đánh" năm 2024 có thể chia đều cho nhiều nhóm cổ phiếu ngành trên thị trường hiện tại; hướng nhìn của nhà đầu tư đang chuyên nghiệp hơn thay vì "bám riết" và "ăn vạ" nhóm bất động sản.
Bài viết của ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
>> Cổ phiếu nhà Nova Group chia 3 thị giá, cổ đông thời điểm IPO lỗ 65%
Một tổ chức gom 10 triệu cổ phiếu Novaland (NVL)?
Cổ phiếu tăng nóng, HAG tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư vào ngày 15/12