Cổ phiếu HPG (Hòa Phát) hiện đã lên cao nhất 13 tháng. Những nhà đầu tư mua vào từ giữa tháng 11 năm ngoái và kiên trì nắm giữ đến thời điểm hiện tại đã tạm lãi 125%.
VN-Index mất mốc 1.135 điểm trong ít phút cuối phiên khi một số mã lớn VN30 hạ độ cao. Đáng kể nhất phải kể đến MWG (từ trạng thái tăng gần 3% trong phiên sáng đã rơi về sát tham chiếu).
Ở chiều ngược lại, HPG trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức 2,7% kéo giá lên sát mốc 27.000 đồng/cp - cao nhất từ nửa cuối tháng 5/2022. Đây cũng là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất phiên với 31,8 triệu đơn vị.
Tính từ đầu tháng 6, cổ phiếu Hòa Phát đã tăng 27,1%; khối ngoại gom ròng hơn 88 triệu đơn vị. Rộng hơn, những nhà đầu tư mua HPG ở mức 12.000 đồng/cp hồi giữa tháng 11 năm ngoái và kiên trì nắm giữ đến thời điểm hiện tại đã tạm lãi 125%.
Diễn biến nhóm cổ phiếu thép phiên 5/7 |
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: Dự kiến đến 30/6, số liệu giải ngân ước đạt gần 216.000 tỷ đồng - tương đương 30,49% kế hoạch Chính phủ giao và cao hơn mức 27,75% của cùng kỳ năm trước.
Trở lại diễn biến thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa rõ rệt song VCB, BID và CTG vẫn tìm được tiếng nói chung; cổ phiếu VCB tăng 2% và góp cho VN-Index 2,4 điểm. Ngân hàng cũng là động lực chính của thị trường trong phiên các chỉ số bất động sản và chứng khoán đều giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu thiết bị điện giảm mạnh nhất thị trường (-1,7%) khi GEX, SAM, POT, RAL đều đỏ giá và PHN giảm sàn. Chỉ còn CAV đóng cửa tăng 1,6%.
Nhóm dầu khí phân hóa trong đó các mã họ P như PVS, PVB, PVC, PVD giảm từ 1 - 3,5%. PVS cũng là nhân tố chính khiến HNX-Index đóng cửa trong sắc đỏ.
Ở nhóm riêng lẻ, HBC, HPX, IBC, POM, HVN, ITA, TGG giảm giá sau khi có tên trong danh sách cắt margin quý 3 của HOSE.
Bộ 3 APS, API và IDJ giảm sàn/cận sàn trở lại sau phiên đảo chiều trước đó. Thậm chí 3 mã này từng tăng mạnh đầu phiên sáng nay khi nhiều nhà đầu tư xuống lệnh mua vào.
Nếu như phiên 4/7 nhóm cổ phiếu APEC tăng giá nhờ các lệnh bắt đáy thì phiên hôm nay, phe bán lại chiếm áp đảo. Không ngoại trừ khả năng phiên tăng hôm qua chỉ là các động thái "đánh lên" để thoát hàng của một số nhóm đầu tư.
Hơn 19.600 tỷ đồng đã được giao dịch trên toàn thị trường - cải thiện so với 2 phiên đầu tuần. Mặc dù vậy, thanh khoản ở tất cả các nhóm ngành đều giảm mạnh so với 5 phiên trước đó; dòng tiền giao dịch ở nhóm cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, bất động sản thậm chí giảm từ 30 - 40%.
Khối ngoại trở lại mua ròng trên HOSE với giá trị 184 tỷ đồng; HPG được gom 4,5 triệu đơn vị; các mã TCM - GEX được mua ròng từ 1,4 - 1,6 triệu cổ phiếu.
Ngược lại, khối ngoại rút gần 20 tỷ đồng ở các sàn HNX và UPCoM.
Xem thêm: Một doanh nghiệp nhóm đầu tư công ước lãi 6 tháng giảm 97%, cổ phiếu tăng vượt kỳ vọng?
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm
Kéo trụ ngân hàng, VN-Index bật tăng 12 điểm trong phiên đáo hạn phái sinh