Sự quan tâm của con cái đối với cha mẹ khi về già đôi khi không phải xuất phát từ lòng hiếu thảo thuần khiết mà bởi vì khoản tiền tiết kiệm “kếch xù”.
Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta luôn hy vọng xây dựng mối quan hệ tình cảm sâu sắc với con cái, mong muốn nhận được sự yêu thương và đồng hành của chúng khi về già. Tuy nhiên, câu chuyện của ông Lý, 76 tuổi, ở Quảng Đông, Trung Quốc lại tiết lộ cho chúng ta một hiện thực khắc nghiệt nhưng chân thực: sự quan tâm của con cái đối với bạn khi về già đôi khi không phải xuất phát từ lòng hiếu thảo thuần khiết, mà bởi vì bạn có khoản tiền tiết kiệm “kếch xù”.
Câu chuyện đau lòng về con cái của người đàn ông 76 tuổi
Tôi tên là Lý, năm nay đã 76 tuổi. Sinh ra ở vùng nông thôn nghèo, cả đời tôi làm lụng vất vả, chắt bóp từng đồng để chăm lo cho con. Khi con gái và con trai tôi đã lớn khôn, tôi đã tích góp được số tiền tiền kiệm 600.000 NDT (khoảng hơn 2,1 tỷ đồng). Tôi nghĩ rằng số tiền này sẽ mang lại sự an nhàn và đảm bảo cho tuổi già của mình, nhưng không ngờ rằng đây lại là điều khiến gia đình tôi bất hoà.
Sau khi vợ tôi qua đời, tuổi tác cũng đã cao hơn, sức khỏe của tôi dần suy giảm và cần sự chăm sóc và đồng hành từ con cái. 2 người con của tôi là Tiểu Hùng và Tiểu Liên thay phiên nhau chăm sóc tôi. Nhiều người bảo tôi rằng cuộc sống hiện giờ người trẻ khác với người già, thà lấy tiền đi ở viện dưỡng lão còn tốt hơn nhưng tôi vẫn tin tưởng vào các con tôi.
Tuy nhiên, theo thời gian, tôi nhận thấy, thái độ của con cái dường như có mối liên hệ mật thiết với số tiền tiết kiệm của tôi. Mỗi khi tôi đề cập đến việc sử dụng số tiền hoặc nói về số tiền, ánh mắt của các con luôn trở nên sáng rực, lời nói của chúng cũng đầy sự quan tâm và chăm sóc hơn.
Cho đến một lần, Tiểu Hùng tôi đề nghị tôi chuyển số tiền đó cho con để đầu tư và hứa hẹn rằng sẽ chăm sóc tôi hết quãng đời còn lại. Ngay lập tức, Tiểu Liên cũng lao vào cuộc tranh cãi, cho rằng nó cũng đã chăm sóc tôi rất nhiều chứng không riêng chỉ anh trai. “Tiền tiết kiệm của bố không phải là chỉ của mình anh! Suốt thời gian qua em cũng phải chăm sóc bố và chi trả rất nhiều. Nếu có chia thì cũng phải là chia đôi chứ anh không thể đòi toàn bộ cho mình anh như thế được!”.
Nghe các con tranh cãi, tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài lủi thủi về phòng và đóng cửa lại. Tôi bật khóc vì nhận ra rằng, đằng sau sự quan tâm ấm áp ấy thực chất lại ẩn chứa đầy toan tính về tiền bạc. Tôi cảm thấy lạnh lòng và thất vọng, vì chưa bao giờ nghĩ rằng mối quan hệ gia đình tôi lại mong manh đến mức cần tiền bạc để duy trì.
Sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, tôi gọi các con lại và thông báo rằng tôi sẽ dọn đến viện dưỡng lão sống và số tiền 2 tỷ tôi sẽ dùng để chi trả những chi phí ở đó. “Cha đã nuôi nấng các con cả một đời, chỉ mong những năm tháng này được sống vui vẻ bên con cháu mà không ngờ các con lại cãi vã chỉ vì tiền. Đây là số tiền cha vất vả kiếm được để lo cuộc sống về già, 2 con đã khôn lớn thì nên tự chăm lo cho cuộc sống của mình chứ không phải đòi hỏi tiền từ ta nữa.”
Các con của tôi đều ngỡ ngàng và lặng đi. Chúng chắc chắn không ngờ rằng tôi lại đưa ra quyết định như vậy.
Trong ngày hôm đó, tôi chuyển đến viện dưỡng lão, mang theo quyết tâm sống những ngày tháng cuối đời một cách bình yên và không còn bị ám ảnh bởi những tranh cãi về tiền bạc. Các con của tôi, dù ban đầu còn bất ngờ và chưa quen, dần dần cũng hiểu ra và tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ gia đình, không để những mâu thuẫn tiền bạc làm tổn thương tình cảm thiêng liêng này thêm nữa.
Bài học “xương máu” cho người làm cha mẹ
Trong xã hội đầy vật chất này, tiền bạc dường như trở thành tiêu chuẩn để đo lường mọi thứ. Tình thân, tình bạn, tình yêu,....đứng trước tiền bạc đều trở nên mong manh và dễ bị đánh bại. Con cái của ông Lý có lẽ không có ác ý, nhưng hành động của chúng chắc chắn đã gây tổn thương sâu sắc cho ông.
Vậy, chúng ta nên nhìn nhận thực tế này như thế nào? Chọn chấp nhận và thích nghi với thế giới khắc nghiệt hay kiên trì với nguyên tắc và niềm tin của mình, cố gắng duy trì tình thân thuần khiết?
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng tiền bạc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại. Nó không chỉ là nhu yếu phẩm của cuộc sống, mà còn là phương tiện để chúng ta theo đuổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên coi tiền bạc là tất cả, thậm chí hy sinh tình thân và đạo đức để theo đuổi nó.
Trong việc đối xử với con cái, cha mẹ nên chú trọng hơn đến việc giao lưu và giao tiếp tình cảm. Chúng ta cần làm cho con cái hiểu rằng, chúng ta không chỉ cần sự hỗ trợ và giúp đỡ về mặt vật chất, mà còn cần sự đồng hành và yêu thương từ trái tim của chúng. Đồng thời, chúng ta cũng cần giáo dục con cái xây dựng quan niệm giá trị và đạo đức đúng đắn, để chúng hiểu rằng tiền bạc không phải là vạn năng, hạnh phúc và niềm vui thật sự đến từ sự thỏa mãn nội tâm và sự hòa hợp của gia đình.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần học cách bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của mình. Khi đối mặt với sự lạnh nhạt và tính toán của con cái, chúng ta không nên chọn nhẫn nhịn và lùi bước, mà nên dũng cảm đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Chúng ta cần làm cho con cái hiểu rằng, tình yêu và sự cống hiến của chúng ta không phải là vô điều kiện, và chúng cũng cần tôn trọng nguyện vọng và lựa chọn của chúng ta.
Cuối cùng, dù thực tế đôi khi rất tàn nhẫn, nhưng chúng ta vẫn nên kiên trì với niềm tin và nguyên tắc của mình. Chúng ta phải tin rằng sức mạnh của tình thân là vô tận, chỉ cần chúng ta dành tâm huyết để vun đắp và duy trì, chắc chắn sẽ gặt hái được hạnh phúc và niềm vui trong những năm tháng cuối đời. Đồng thời, chúng ta cũng cần học cách buông bỏ những chấp niệm và gánh nặng không cần thiết, đối mặt với mọi thử thách và khó khăn của cuộc sống bằng một tâm thế bình thản.
Nguồn: Sohu