Cung đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào hoàn toàn thủ công trên vách núi dựng đứng cao 1.700m, kết nối ngôi làng từng bị cô lập hơn 600 năm

26-05-2024 15:57|Thùy Dung

Kể từ khi có con đường này, ngôi làng từng bị cô lập đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

Đường hầm Guoliang thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Đây là con đường duy nhất kết nối ngôi làng cổ Guoliang trên đỉnh vách đá cao gần 2000m với thế giới bên ngoài.

Trong nhiều thế kỷ, người dân Guoliang hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Lối vào duy nhất của ngôi làng là một con đường chật hẹp, trơn trượt bên vách núi cheo leo. Điều này khiến việc di chuyển ra vào làng trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy, đa phần dân cư trong làng đều đã cân nhắc đến việc chuyển đến nơi khác sinh sống.

Đường hầm Guoliang ẩn hiện trong vách núi dựng đứng

Đường hầm Guoliang ẩn hiện trong vách núi dựng đứng

Nhớ lại những khó khăn khi giao thông còn hạn chế, Song Baoqun - một người dân làng 72 tuổi nói với Tân Hoa xã: “Đó là một cuộc sống khó khăn. Hàng hóa từ thế giới bên ngoài không thể đến làng và các sản phẩm nông nghiệp tươi của chúng tôi không thể được vận chuyển đến những nơi khác. Chúng tôi đã phải giới hạn trọng lượng lợn ở mức 50 hoặc 60kg, nếu không thì rất khó để khiêng xuống núi”.

Không những gặp khó khăn về phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại Guoliang cũng không được đảm bảo. Để đưa một người bệnh đến bệnh viện kịp thời phải cần đến 8 người khiêng cáng xuống núi và sau đó thực hiện một hành trình kéo dài 4 giờ mới đến được bệnh viện gần nhất.

Tuy nhiên vào năm 1972, khi hội đồng làng quyết định đào một đường hầm xuyên núi để phục vụ cho việc đi lại của người dân Guoliang với các vùng lân cận. Mặc dù chưa có bất kỳ kinh nghiệm, kiến thức kỹ thuật nào nhưng 13 người khỏe mạnh nhất tại Guoliang đã tình nguyện bắt đầu công việc đào đường hầm trên núi.

Đường hầm Guoliang được đào hoàn toàn thủ công bằng tay

Đường hầm Guoliang được đào hoàn toàn thủ công bằng tay

Chỉ sử dụng những công cụ thô sơ như đục và búa, họ dùng dây thừng buộc quanh thân mình, lơ lửng giữa vách núi Taihang để đục từng centimet một trên các vách đá. Ở giai đoạn khó khăn nhất, họ mất tới ba ngày để hoàn thành được một mét đường hầm. Nhưng sau rất nhiều khó khăn, thử thách và nguy hiểm thì điều quan trọng là không ai trong số họ bỏ cuộc.

Sau 5 năm khởi công, con đường hầm dài 1.250 m, cao 5m và rộng 4m để xe cộ có thể qua lại dễ dàng được hoàn thành. Đến ngày 1/5/1977, đường hầm chính thức được khai thông. Đường hầm có tổng cộng 35 ô cửa sổ để đưa ánh sáng và không khí vào bên trong căn hầm. Lần đầu tiên, ngôi làng hẻo lánh có thể được tiếp cận bằng ô tô, cuộc sống của dân làng sang trang mới.

Nhờ đường hầm mới, làng Guoliang đã có những sự thay đổi tích cực

Nhờ đường hầm mới, làng Guoliang đã có những sự thay đổi tích cực

Từ một ngôi làng có nguy cơ bị lãng quên với hơn 600 năm cô lập với thế giới bên ngoài, đến nay làng Guoliang đã trở thành một địa điểm du lịch nhộn nhịp, người dân Guoliang rất thân thiện và luôn chào đón du khách. Kể từ năm 2000, khi Trung Quốc đẩy mạnh du lịch trong nước, làng Guoliang đón hàng nghìn du khách mỗi năm.

Ngôi làng còn sở hữu vẻ đẹp như tiên cảnh khi nằm ở độ cao trên 1700 mét, bầu không khí trong lành, khung cảnh hùng vĩ nên trở thành địa điểm tuyệt vời để nghỉ ngơi thư giãn. Nhiều du khách đổ xô tới đây để thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, là địa điểm lý tưởng để du khách tránh xa ồn ào phố thị.

Làng cổ nghèo nay trở thành địa điểm du lịch đông khách

Làng cổ nghèo nay trở thành địa điểm du lịch đông khách

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, chỉ tính riêng trong năm 2018, Guoliang thu về 120 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đô la) tiền bán vé vào cửa cho du khách tham quan. Người dân tại Guoliang từng chật vật mưu sinh hiện đã là chủ doanh nghiệp đầu tư khách sạn, dịch vụ lưu trú cùng nhiều loại hình kinh tế khác.

Ảnh: Journey.tv

>> 'Rót' hơn 3.300 tỷ đồng xây hầm đường bộ cao nhất Việt Nam qua con đèo lớn nhất vùng Tây Bắc

Công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam dưới đường hầm của tòa nhà 5.500 tỷ đồng đại diện cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất

Người Anh hùng đào đường hầm trên đồi A1, góp phần làm nên kỳ tích vận chuyển các khối bộc phá gần 1 tấn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cung-duong-ham-nguy-hiem-nhat-the-gioi-duoc-dao-hoan-toan-thu-cong-tren-vach-nui-dung-dung-cao-1700m-ket-noi-ngoi-lang-tung-bi-co-lap-hon-600-nam-d123606.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cung đường hầm nguy hiểm nhất thế giới được đào hoàn toàn thủ công trên vách núi dựng đứng cao 1.700m, kết nối ngôi làng từng bị cô lập hơn 600 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH