Xã hội

Đại điểu Quốc hội bị gọi điện lừa đảo: ‘Thậm chí khi lên mạng, có cả thông tin nhà ở của mình trên mạng, không rõ từ đâu mà họ có được’

Thùy Dung 08/11/2024 - 21:48

Đại biểu Quốc hội cho biết nhiều lần bị gọi điện lừa đảo, bị khai thác những thông tin cá nhân để đe dọa nhiều lần.

Theo Báo Lao Động, trong phiên thảo luận về dự án Luật Dữ liệu vào ngày 8/11, đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) đã nêu lên tình trạng lừa đảo qua điện thoại và khai thác trái phép thông tin cá nhân ngày càng phổ biến. Ông chia sẻ rằng bản thân đã “nhiều lần bị gọi điện lừa đảo, bị khai thác những thông tin cá nhân để đe dọa”.

Đại điểu Quốc hội bị gọi điện lừa đảo: ‘Thậm chí khi lên mạng, có cả thông tin nhà ở của mình trên mạng, không rõ từ đâu mà họ có được’ - ảnh 1
Đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh cho biết bị lộ số điện thoại, chức vụ và nhiều lần bị đe dọa lừa đảo. Ảnh: Phạm Thắng

Theo đại biểu Sinh, tội phạm mạng hiện nay ngày càng tinh vi, liên tục tìm cách tận dụng dữ liệu cá nhân để gây nguy hại cho cá nhân, tổ chức và cả an ninh quốc gia. Để ngăn chặn các hành vi này, ông kiến nghị cơ quan soạn thảo luật cần tiến hành rà soát kỹ càng và bổ sung thêm các quy định, đặc biệt là về những hành vi mới có thể phát sinh trong tương lai.

“Họ biết cả việc tôi thanh toán tiền điện, tiền nước qua app cho gia đình ba mẹ tôi và gọi ra để đe dọa. Điều này cho thấy có thể dữ liệu đã bị lọt ra ngoài”, ông Sinh cho biết.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng gặp phải tình trạng tương tự. Chia sẻ với tờ Pháp luật TP. HCM bên hành lang Quốc hội, ông cho biết: “Tôi cũng là một trong những người bị gọi tùm lum, tùm la. Thậm chí khi lên mạng, có cả thông tin nhà ở của mình trên mạng, không rõ từ đâu mà họ có được”.

Đại điểu Quốc hội bị gọi điện lừa đảo: ‘Thậm chí khi lên mạng, có cả thông tin nhà ở của mình trên mạng, không rõ từ đâu mà họ có được’ - ảnh 2
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Trước tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, các đại biểu thống nhất rằng trong dự thảo Luật Dữ liệu cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, và cá nhân trong việc bảo vệ và bảo mật dữ liệu. Đồng thời, cần có chế tài mạnh để xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến bảo mật dữ liệu. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ phải “chịu trách nhiệm pháp lý” nếu dữ liệu cá nhân bị đánh cắp do sơ suất trong quá trình bảo mật.

Về việc về công khai dữ liệu, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, dự luật về công khai dữ liệu quy định rõ các điều kiện để công khai dữ liệu liên quan đến bí mật cá nhân và gia đình. Theo đó, “dữ liệu liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật đời sống cá nhân” chỉ được công khai khi có sự đồng ý của người liên quan. Tương tự, “dữ liệu liên quan đến bí mật gia đình” sẽ chỉ được công khai khi có sự chấp thuận từ các thành viên trong gia đình.

Đại điểu Quốc hội bị gọi điện lừa đảo: ‘Thậm chí khi lên mạng, có cả thông tin nhà ở của mình trên mạng, không rõ từ đâu mà họ có được’ - ảnh 3
Đại biểu Trần Văn Tiến - đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu Tiến cũng đề xuất làm rõ khái niệm “bí mật đời sống riêng tư” và cân nhắc kỹ các quy định liên quan. Ông cho biết, pháp luật hiện hành đã quy định về quyền bảo vệ “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình,” được khẳng định trong Hiến pháp. Hiến pháp đảm bảo rằng mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, danh dự và uy tín, cùng với việc pháp luật bảo vệ thông tin này.

Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ rằng quyền riêng tư cá nhân và gia đình là bất khả xâm phạm, do đó, việc thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin cá nhân phải có sự đồng ý của người đó. Từ các quy định này, đại biểu Tiến đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng để dự luật được thống nhất với Hiến pháp và các quy định hiện hành.

Cùng chia sẻ về quy định này, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận định quy định về công khai dữ liệu là cần thiết, góp phần đảm bảo dữ liệu được sử dụng hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Bà Phúc đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra làm rõ sự khác biệt giữa việc tích hợp thông tin cá nhân và các thông tin khác mà tổ chức hoặc cá nhân cần bảo mật.

Đại biểu Phúc cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc quy định rõ đối tượng và loại dữ liệu mở được công khai, nhằm giúp các tổ chức, cơ quan và cá nhân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin này. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu dữ liệu, bà cho rằng cần quy định cụ thể các nội dung được phép tiếp cận và những đối tượng phải tuân thủ các mức độ tiếp cận tương ứng.

>> Đại biểu Quốc hội: thuốc không kê đơn, quản lý giá thế nào?

Đại biểu Quốc hội đề xuất làm rõ hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Đại biểu Quốc hội: cân nhắc mức xử phạt với vi phạm kiểm toán độc lập

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/dai-dieu-quoc-hoi-bi-goi-dien-lua-dao-tham-chi-khi-len-mang-co-ca-thong-tin-nha-o-cua-minh-tren-mang-khong-ro-tu-dau-ma-ho-co-duoc-129931.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đại điểu Quốc hội bị gọi điện lừa đảo: ‘Thậm chí khi lên mạng, có cả thông tin nhà ở của mình trên mạng, không rõ từ đâu mà họ có được’
    POWERED BY ONECMS & INTECH