Danh tính đại gia Nhật Bản đứng sau nhà máy nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam vừa được khánh thành

15-03-2024 14:20|Hoàng Yến

Được khởi công từ năm 2019 với diện tích hơn 137ha, dự án được đầu tư bởi tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản. Tập đoàn này đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1997.

Ngày 13/3 vừa qua, Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 vừa được khánh thành tại Khu Kinh tế Vân Phong, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.

Được khởi công từ năm 2019 với diện tích hơn 137ha, dự án được đầu tư bởi tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư lên tới 2,58 tỷ USD, gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.432 MW.

Với quy mô công suất này, Vân Phong là một trong những nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất Việt Nam và là nhà máy nhiệt điện than có công suất lớn nhất.

Công ty TNHH Điện lực Vân Phong (VPCL) là doanh nghiệp được chủ đầu tư thành lập với 100% vốn góp. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo hợp đồng BOT ký bởi Bộ Công Thương (đại diện cho Chính phủ Việt Nam), và sẽ được bàn giao cho Chính phủ sau 25 năm vận hành.

Khi đi vào vận hành, Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 sẽ cung cấp thêm khoảng 8,5 tỷ kWh điện hàng năm lên lưới điện quốc gia, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng điện năng toàn quốc. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đây chính là dự án công nghiệp có quy mô lớn nhất tại tỉnh tính đến thời điểm này, dự kiến đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Danh tính đại gia Nhật Bản đứng sau nhà máy nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam vừa được khánh thành
Lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1

Tập đoàn Sumimoto chính là một trong 4 tứ đại tài phiệt zaibatsu của Nhật Bản (cùng với Mitsubishi, Yashuda và Mitsui). Zaibatsu là một từ tiếng Nhật dùng để chỉ các tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp có sức ảnh hưởng và tầm vóc rất lớn, chi phối kinh tế Nhật Bản ở thời kỳ trước Thế chiến thứ hai.

Sumitomo được sáng lập bởi Masatomo Sumitomo từ thời Edo, năm 1615. Ban đầu Sumitomo nổi tiếng với ngành luyện kim và buôn sợi, vải, đường, thuốc,… Đến năm 1919, Sumitomo Corporation chính thức ra đời. Trải qua hơn 200 năm, tập đoàn này đã phát triển rực rỡ và trở nên vô cùng lớn mạnh. Chính sách duy tân thời Minh Trị giúp họ phát triển thần tốc, vừa củng cố mở rộng vị thế trong lĩnh vực công nghiệp, vừa lấn sân sang các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, kho bãi, bất động sản, điện tử…

Tính đến nay, Tập đoàn Sumitomo có mặt tại 66 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 78.000 nhân viên trên toàn cầu. Theo báo cáo tài chính kiểm toán kết thúc vào ngày 31/3/2022, tổng tài sản của tập đoàn đạt hơn 73 tỷ USD.

Dấu ấn của Sumitomo ở Việt Nam

Sumitomo bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1997, với việc thành lập khu công nghiệp Thăng Long. Khu công nghiệp cũng là lĩnh vực mà tập đoàn này đầu tư rất mạnh tay và ghi dấu ấn đậm nét ở thị trường Việt Nam. Có thể kể đến KCN Thăng Long II tại Hưng Yên, KCN Thăng Long Vĩnh Phúc tại tỉnh Vĩnh Phúc; với tổng quy mô trên 1.012ha và tổng vốn đầu tư 404,1 triệu USD.

Tháng 8 năm ngoái, xuất hiện thông tin tập đoàn này nghiên cứu đầu tư 1 dự án KCN quy mô hơn 300 ha tại Nam Định. Trước đó, Sumitomo ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Thanh Hóa về dự án KCN phía Tây TP Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.

Ngoài Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1, tập đoàn Nhật Bản còn mong muốn hợp tác với PV GAS trong việc đầu tư xây dựng chuỗi dự án điện khí LNG tại Vân Phong.

Tại Hà Nội, Sumitomo cũng hợp tác với Tập đoàn BRG đầu tư vào Dự án xây dựng Thành phố thông minh phía Bắc với quy mô vốn gần 4,2 tỷ USD (tương đương hơn 96.000 tỷ đồng). Tổng diện tích dự án gần 272ha, thuộc các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ - Huyện Đông Anh. Đặc biệt, điểm nhấn của dự án chính là tòa tháp tài chính cao 108 tầng.

Danh tính đại gia Nhật Bản đứng sau nhà máy nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam vừa được khánh thành
Phối cảnh dự án BRG Smart City

Bên cạnh dự án BRG Smart City, Sumitomo còn cùng với BRG kí kết Hợp đồng Liên doanh nhằm phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, Sumitomo hoạt động khá sôi nổi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam.

Cách đây 1 năm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) ra thông báo đã đạt được thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - thuộc Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group. SMBC trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.

>> Thành phố giàu nhất Việt Nam vào top những thành phố đang chìm nhanh nhất thế giới

Tỉnh ven biển miền Trung sắp đón thêm khu công nghiệp quy mô 'khủng'

Hàng loạt 'ông lớn' tranh đấu làm 'siêu' dự án nhiệt điện hơn 2,4 tỷ USD tại Thanh Hóa

Dự án nhà máy nhiệt điện LNG lớn nhất tỉnh Thái Bình chính thức thành lập công ty

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/danh-tinh-dai-gia-nhat-ban-dung-sau-nha-may-nhiet-dien-than-lon-nhat-viet-nam-vua-duoc-khanh-thanh-226491.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Danh tính đại gia Nhật Bản đứng sau nhà máy nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam vừa được khánh thành
POWERED BY ONECMS & INTECH