Xã hội

'Đảo ngọc' phương Nam của Việt Nam hướng đến trở thành đô thị biển đảo đẳng cấp quốc tế

Đại Dương 04/07/2024 16:09

Thành phố này hướng đến việc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng chất lượng cao, độc đáo, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Vào năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt thành lập thành phố Phú Quốc, một đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Đây được xem là thành tựu nổi bật, minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Kiên Giang trong việc phát triển Phú Quốc để tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của hòn đảo này.

Quy hoạch và phát triển đô thị thành phố Phú Quốc còn nhiều bất cập. Ảnh: Trương Phú Quốc

Quy hoạch và phát triển đô thị thành phố Phú Quốc còn nhiều bất cập. Ảnh: Trương Phú Quốc

Tuy nhiên, Quy hoạch và phát triển đô thị thành phố Phú Quốc đã bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập cần được điều chỉnh sau một thời gian dài thực hiện. Những vấn đề này bao gồm: kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao, tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định và bền vững.

Bên cạnh đó, vai trò trung tâm, động lực và sức lan tỏa của thành phố Phú Quốc đối với sự phát triển của tỉnh và vùng vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Chất lượng hạ tầng chưa thực sự đồng đều, xuất hiện các hiện tượng quá tải hạ tầng kỹ thuật đô thị như ngập úng cục bộ, khả năng xử lý rác thải sinh hoạt và nước thải vẫn còn nhiều bất cập.

Ngày 6/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đến năm 2040. Mục tiêu của đồ án là phát triển Phú Quốc - "Đảo ngọc" của phương Nam thành một đô thị biển đảo; trung tâm dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng chất lượng cao, độc đáo, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Chợ đêm Phú Quốc là địa điểm vui chơi, ăn uống sầm uất bậc nhất “đảo ngọc”. Ảnh: Internet

Chợ đêm Phú Quốc là địa điểm vui chơi, ăn uống sầm uất bậc nhất “đảo ngọc”. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng sẽ trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ và chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chính trị - văn hóa.

Quy hoạch này còn hướng tới việc xây dựng không gian sống chất lượng và gắn bó cho cư dân trên đảo, phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thành phố Phú Quốc sẽ được phát triển theo mô hình đa trung tâm, hình thành chuỗi đô thị tập trung bao gồm: trung tâm đô thị - du lịch chính tại các khu vực hiện hữu như Dương Đông và An Thới cùng với đó là các trung tâm mới tại Bãi Trường và Cửa Cạn.

Được biết, chuỗi đô thị - du lịch này sẽ có mật độ thấp theo trục chính Bắc - Nam An Thới, kết nối qua các tuyến giao thông chính như Cầu Trắng và trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng - Bãi Thơm - Rạch Tràm. Trong khi đó, khu vực Rạch Vẹm - Gành Dầu - Cửa Cạn - Dương Đông - Bãi Trường - Bãi Khem sẽ kết nối các cảng biển An Thới, Bãi Đất Đỏ và Sân bay quốc tế Phú Quốc.

Vườn quốc gia, các công viên đô thị, công viên chuyên đề, rừng phòng hộ và không gian mở sẽ được bảo vệ và phục hồi, từ đó tạo ra không gian cảnh quan hấp dẫn cho người dân và khách du lịch đến trải nghiệm.

Đồ án quy hoạch lần này xác định Phú Quốc phát triển gắn liền với bốn chiến lược chính, bao gồm: bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên cùng giá trị nhân văn đặc thù biển đảo Phú Quốc; phát huy giá trị biển đảo, xây dựng Phú Quốc trở thành cực tăng trưởng kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển đô thị biển đảo đặc sắc và phát triển khu du lịch quốc gia Phú Quốc.

Máy bay tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Chí Công

Máy bay tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Chí Công

Hiện nay, nhiều đường bay quốc tế đang khai thác đến Phú Quốc như Incheon (Hàn Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Kuala Lumpur (Malaysia), Bangkok (Thái Lan) và các chuyến bay charter từ Uzbekistan, Czech cùng với các tuyến nội địa từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,... Mục tiêu vào năm 2024, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam dự kiến đón 6.700.000 lượt khách nội địa và quốc tế.

Nhờ những khoản đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, Phú Quốc đang từng bước trở thành một đô thị biển đảo độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Triển vọng trong tương lai, khi đã tháo gỡ được những bất cập và thực hiện đồ án Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040, "đảo ngọc" của phương Nam kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu phát triển bền vững, xứng tầm là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái biển - đảo đẳng cấp quốc tế.

>> Thị xã lọt top 'điểm đến hấp dẫn nhất thế giới' của Việt Nam đón khách du lịch nhiều gấp 52 lần dân số, đẹp như 'ngọc lục bảo'

Tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam sẽ có thêm khu du lịch quốc gia

Thành phố có sân bay duy nhất vùng Tây Bắc trở thành điểm du lịch được tìm kiếm nhiều nhất Việt Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dao-ngoc-phuong-nam-cua-viet-nam-huong-den-tro-thanh-do-thi-bien-dao-dang-cap-quoc-te-d126752.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
'Đảo ngọc' phương Nam của Việt Nam hướng đến trở thành đô thị biển đảo đẳng cấp quốc tế
POWERED BY ONECMS & INTECH