Hơn 2 năm từ khi thị trường bất động sản trải qua giai đoạn trầm lắng, doanh nghiệp trong ngành vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Hiện thực về ngành bất động sản
Viễn cảnh các doanh nghiệp địa ốc đóng cửa giải thể đang được “bình thường hóa” bởi nó diễn ra quá thường xuyên trong những tháng gần đây. Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trung bình mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Với các sàn giao dịch bất động sản, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “bộ trưởng bộ lạc quan” thị trường bất động sản sẽ khôi phục vào tương lai gần.
Nhiều doanh nghiệp lớn cũng chao đảo vì diễn biến khó khăn của thị trường. Đơn cử như Tập đoàn Đất Xanh (DXG), báo cáo tài chính quý 3/2023 ghi nhận cơ cấu tổ chức gồm 86 công ty con. Tuy nhiên trong số này, không ít công ty đang làm thủ tục giải thể như Bất động sản miền Đông, Bất động sản Đông Nam Bộ, Công ty TNHH Đất Xanh Finance, Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Phước, Đầu tư Diamond Tower, Ruby Tower, Sapphire Tower, Emerald Tower.
CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) mới đây đã phát thông báo cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương từ 26/11 với lý do cạn dòng tiền, không có nguồn thu để chi trả lương cho lãnh đạo, nhân viên.
Một ví dụ khác là Công ty PVR cũng đã nhận được giấy xác nhận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp về việc tạm ngừng kinh doanh một năm từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.
Nếu như hơn 2 năm trước, doanh nghiệp bất động sản là nhóm ngành có thưởng Tết khả quan cho nhân viên thì đến nay, dù cận Tết, nhiều doanh nghiệp tuyên bố sẽ không có thưởng Tết bởi thực tế, ngay cả việc duy trì hoạt động của công ty cũng đã còn gặp khó khăn về dòng tiền.
Số liệu của Tổng Cục Thống kê đã ghi nhận, tính đến tháng 10 năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể - tăng 9,5% so với cùng kỳ 2022. Đây là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này. Lượng doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, tinh giảm đến 50% lực lượng lao động.
Cơ hội nào cho ngành bất động sản?
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, "2023 là một năm trầm lắng. Một năm mà có lẽ các nhà kinh doanh bất động sản và ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này gặp khó khăn nhất từ trước đến nay". Ông Hiếu cho biết thêm, dấu hiệu trầm lắng này còn kéo dài cả trong năm 2024. Nguồn vốn cho bất động sản hiện vẫn nhỏ giọt. Đặc biệt, thị trường trái phiếu gần như đóng băng. Điều này khiến tác động mạnh đến bất động sản.
Ở một góc nhìn tích cực hơn, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) có kỳ vọng vào năm 2024, khi nhiều quy định pháp luật được thông qua cộng hưởng cùng nguồn vốn cho vay đổ vào thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp bất động sản khởi sắc.
Cổ phiếu Đất Xanh (DXG) và LDG phản ứng mạnh sau khi ông Nguyễn Khánh Hưng bị bắt
1 lãnh đạo Đất Xanh (DXG) từ nhiệm cùng ngày Chủ tịch Đầu tư LDG bị bắt