Chuyển động doanh nghiệp

Dấu ấn 'first mover' và những nghìn tỷ đầu tiên của Digiworld ở mảng thiết bị bảo hộ lao động

Đăng Long 05/12/2024 16:00

Việc dòng vốn FDI đang tăng trưởng mạnh mẽ và yêu cầu an toàn trong các ngành công nghiệp trọng điểm đang thúc đẩy thị trường trang thiết bị bảo hộ lao động tại Việt Nam.

Dòng vốn FDI tiếp tục là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, không chỉ ở các ngành công nghiệp mũi nhọn mà còn ở những lĩnh vực hỗ trợ như bảo hộ lao động. Với lực lượng lao động ở mức đông, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng – những lĩnh vực yêu cầu cao về an toàn lao động, thị trường thiết bị bảo hộ đang chứng kiến sự phát triển đầy hứa hẹn.

Vốn FDI vào ngành công nghiệp và bất động sản gần chạm mốc 26 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 20,2 tỷ USD, chiếm gần 64,4% tổng vốn FDI sau 11 tháng đầu năm 2024. Hơn nữa, dòng tiền đầu tư nước ngoài trong ngành bất động sản đang tăng trưởng mạnh mẽ (gần 5,63 tỷ USD, tăng 89,1% so với cùng kỳ) khiến nhu cầu xây dựng hạ tầng, nhà xưởng cũng kéo theo sự gia tăng của các lao động tại công trình.

Dấu ấn 'first mover' và những nghìn tỷ đầu tiên của Digiworld ở mảng thiết bị bảo hộ lao động
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài phân bổ theo ngành 11 tháng đầu năm 2024

Trong khi đó, theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM, trong tháng 10, đơn vị tiếp nhận 7.526 người đăng ký tìm việc và 9.493 vị trí việc làm mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Chi tiết, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu vẫn là lực lượng lao động phổ thông với nhu cầu tuyển 4.828 vị trí việc làm. Đứng thứ hai là ngành da giầy, may mặc với nhu cầu tuyển dụng 1.427 vị trí việc làm. Đứng thứ ba là ngành thực phẩm, đồ uống với 1.362 vị trí việc làm.

Cả 3 ngành trên đều là những ngành thâm dụng lao động, chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông, có tay nghề nhưng trình độ thấp.

Dấu ấn 'first mover' và những nghìn tỷ đầu tiên của Digiworld ở mảng thiết bị bảo hộ lao động
Lực lượng lao động của Việt Nam sau quý III/2024 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Quy mô lao động ngày càng mở rộng không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp mà còn đặt ra bài toán về việc đảm bảo an toàn lao động, các sản phẩm như mũ bảo hộ, dây an toàn, hay kính chắn bụi trở thành nhu cầu thiết yếu. Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị bảo hộ, từ quần áo, giày bảo hộ đến các thiết bị phòng chống tai nạn, cháy nổ.

>> 95% người Việt chi nhiều hơn cho sức khỏe, doanh nghiệp ICT dần chiếm lĩnh mảng thuốc bán lẻ

Dấu ấn “first mover” của Digiworld: M&A vào mảng bảo hộ lao động

Trong bối cảnh các doanh nghiệp phân phối ICT lựa chọn mở rộng sang nhiều lĩnh vực: Hàng tiêu dùng, dược phẩm, tài chính… thì Digiworld (DGW) đã thực hiện một bước đi táo bạo khi chính thức thâu tóm 75% cổ phần của Achison – một tên tuổi với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp và bảo hộ lao động.

Achison sở hữu mạng lưới đối tác và phân phối rộng khắp từ Bắc vào Nam, mang đến các giải pháp bảo hộ và công nghiệp hiệu quả, phù hợp cho hầu hết các ngành sản xuất. Việc kết hợp giữa Achison và Digiworld hứa hẹn sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp ấn tượng, giúp cả hai nắm bắt thị trường và vận hành trơn tru hơn.

Là nhà phát triển thị trường hàng đầu với hơn 30 năm kinh nghiệm, Digiworld phát huy tối đa thế mạnh từ mô hình cốt lõi MES (Phân tích thị trường – Tiếp thị – Bán hàng – Hậu cần – Hậu mãi). Việc đưa các sản phẩm của Achison vào hệ thống hơn 16.000 điểm bán trên toàn quốc không giúp thương hiệu mở rộng quy mô phân phối từ thành thị đến nông thôn mà còn gia tăng lợi thế cạnh tranh về giá cả.

Bên cạnh, khoản đầu tư chiến lược của ông Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch HĐQT Digiworld, vào Viettel Construction (CTR) không chỉ đơn thuần là một thương vụ cá nhân mà còn mở ra tiềm năng hợp tác mạnh mẽ giữa hai doanh nghiệp. Khoản đầu tư được kỳ vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực thiết bị văn phòng của Digiworld, đặc biệt thông qua Achison, từ đó hoàn thiện hệ sinh thái kinh doanh của công ty. Ông Việt cũng đánh giá cao tiềm năng của Viettel Construction giúp Digiworld không chỉ gia tăng hiệu quả vận hành mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đối tác.

Nước đi táo bạo của Digiworld đã giúp công ty thu về 1.151 tỷ đồng trong mảng thiết bị văn phòng và bảo hộ lao động trong quý III/2024, tăng 27% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ mảng này đạt 3.019 tỷ đồng, tăng 30%.

Digiworld kỳ vọng, cả năm 2024, công ty sẽ thu về 23.000 tỷ đồng doanh thu và 490 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 22% và 38% so với cùng kỳ. Trong đó, đà tăng trưởng đến từ mảng thiết bị văn phòng và bảo hộ lao động lên tới 60%.

Đánh giá về tiềm năng của mảng này, Chứng khoán DSC (DSC) cho rằng, mặc dù tỷ trọng lĩnh vực này trong cơ cấu doanh thu hiện tại còn nhỏ (19%), đóng góp của mảng sẽ tăng dần trong tương lai nhờ: (1) Tốc độ tăng trưởng máy chủ, (2) Dòng vốn FDI gia tăng mạnh mẽ và (3) Digiworld đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng này thông qua việc ra mắt nhiều sản phẩm mới.

>> Từng thắng lớn với laptop AI, Digiworld bắt tay MSI ‘công phá’ thị trường tỷ USD

Digiworld (DGW) tự tin doanh thu quý IV/2024 đạt 6.800 tỷ đồng, không lo ngại Temu

Đâu là lý do Digiworld (DGW) đi ngược chu kỳ bão hoà của ngành ICT, báo lãi cao nhất 7 quý?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dau-an-first-mover-va-nhung-nghin-ty-dau-tien-cua-digiworld-o-mang-thiet-bi-bao-ho-lao-dong-264047.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dấu ấn 'first mover' và những nghìn tỷ đầu tiên của Digiworld ở mảng thiết bị bảo hộ lao động
    POWERED BY ONECMS & INTECH