Xã hội

Đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng 500m đường ven biển tại vịnh biển duy nhất Việt Nam được UNESCO vinh danh 3 lần

Thùy Dung 19/12/2024 - 12:12

Tuyến đường này được xây dựng nhằm khai thác giá trị đặc biệt và giải quyết tình trạng ô nhiễm của khu vực này.

Theo thông tin từ Báo Lao Động, tỉnh Quảng Ninh sẽ đầu tư 104 tỷ đồng để mở tuyến đường bao biển nối từ cầu Bài Thơ qua Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh, Công ty CP Vận tải khách thủy Quảng Ninh đến chợ Hạ Long 1, thuộc phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Tuyến đường chính gồm đường và cầu, sẽ được xây dựng men theo mép nước vịnh Hạ Long, đi qua khu vực Bến tàu khách thủy và Trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy kéo dài khoảng 500m.

Đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng 500m đường ven biển tại vịnh biển duy nhất Việt Nam được UNESCO vinh danh 3 lần - ảnh 1
Đoạn đường mới sẽ đi qua chân núi Bài Thơ, qua Nhà máy chế biến thủy sản và chợ Hạ Long 1. Ảnh: Nguyễn Hùng/ LĐO

Ngoài ra, dự án sẽ xây dựng tuyến đường nhánh phía sau chợ Hạ Long 1 (khu vực giáp ranh với vườn hoa Vincom), cải tạo vườn hoa này thành không gian cây xanh, quảng trường và bổ sung các hạng mục hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, bãi đỗ xe, điện chiếu sáng, và hệ thống an toàn giao thông.

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 104 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 40 tỷ đồng, được lấy từ ngân sách TP Hạ Long. Dự án dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2026, với mục tiêu hoàn thành sớm nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư.

Dự án nhằm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cải thiện kết nối giao thông, đồng thời khai thác tối đa giá trị cảnh quan của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Việc này cũng góp phần chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường tại khu vực vốn chịu ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, dù đây là điểm thu hút khách du lịch check-in, ngắm cảnh.

Đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng 500m đường ven biển tại vịnh biển duy nhất Việt Nam được UNESCO vinh danh 3 lần - ảnh 2
Dự án nhằm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cải thiện kết nối giao thông, đồng thời khai thác tối đa giá trị cảnh quan của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Ảnh: Internet

Đáng chú ý, Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh, vốn nằm trong kế hoạch di dời từ lâu, sẽ được chuyển đến khu vực quy hoạch rộng 4,3ha tại làng chài Hà Phong, phường Hà Phong, TP Hạ Long.

Khu vực mở đường dài 500m này sở hữu vị trí đắc địa với cảnh quan tuyệt đẹp, được bao quanh bởi núi Bài Thơ, vịnh Hạ Long và đường bao biển Trần Quốc Nghiễn. Nơi đây cũng gần nhiều điểm du lịch nổi tiếng như chùa Long Tiên, chợ Hạ Long 1, Vincom và Công viên hoa Hạ Long, hứa hẹn trở thành điểm nhấn quan trọng cho hạ tầng du lịch và đô thị của thành phố.

Vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào ngày 17/12/1994 nhờ giá trị cảnh quan nổi bật toàn cầu. Đến ngày 29/11/2000, vịnh biển đẹp nhất nhì Việt Nam một lần nữa được vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới nhờ giá trị nổi bật về địa chất và địa mạo.Và mới đây nhất, vào đêm 16/9/2023 (giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cùng quần thể đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Sự kiện này cũng đưa vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành một trong những địa danh hiếm hoi trên thế giới được UNESCO vinh danh tới 3 lần.

>> Vịnh biển duy nhất Việt Nam 3 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới tiếp tục lập hồ sơ trình UNESCO công nhận danh hiệu mới

Việt Nam muốn xây dựng mạng lưới vận tải đường thủy xuyên 4 nước sông Mekong

Nước gần Việt Nam chính thức xây dựng sân bay trên đảo nhân tạo lớn nhất thế giới: Diện tích lên đến hơn 20km2, nhà ga hành khách rộng 900.000m2

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/dau-tu-hon-100-ty-dong-de-xay-dung-500m-duong-ven-bien-tai-vinh-bien-duy-nhat-viet-nam-duoc-unesco-vinh-danh-3-lan-132702.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng 500m đường ven biển tại vịnh biển duy nhất Việt Nam được UNESCO vinh danh 3 lần
    POWERED BY ONECMS & INTECH