Đề nghị giảm thêm 2%/năm lãi suất cho vay để phục hồi đầu tư

26-01-2024 18:45|Dương Lam

VARS cho rằng ngoài giảm lãi suất, cần có điều kiện, thủ tục cho vay linh hoạt hơn để phục hồi đầu tư.

Hiện nhiều ngân hàng tư nhân đã điều chỉnh lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục, dao động quanh mức 5%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Động thái này sẽ kích thích dòng tiền trong dân cư đổ vào bất động sản (BĐS), một kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với tiết kiệm ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện tại dòng tiền vẫn chưa quay trở lại thị trường BĐS, đặc biệt là đối với các sản phẩm có giá trị lớn.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết quý III/2023, tiền gửi tiết kiệm của người dân trong hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,449 triệu tỷ đồng, tăng 9,95% so với cuối năm 2022.

Tuy nhiên, dư nợ tín dụng chi tiêu cho mua BĐS lại giảm gần 2%, đây là năm đầu tiên tín dụng tiêu dùng BĐS có chiều hướng giảm trong 3 năm qua. Ngược lại, dư nợ kinh doanh BĐS tăng trưởng 21,86%, vượt xa tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 là 10,73%.

Đề nghị giảm thêm 2%/năm lãi suất cho vay để phục hồi đầu tư
Ảnh minh họa

Theo Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, tình hình kinh tế khó khăn, theo đó ngành BĐS tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sức cầu trên thị trường và giao dịch chủ yếu tập trung vào sản phẩm có giá dưới 3 tỷ đồng từ khách hàng có sẵn tiền mặt.

Trái lại, sản phẩm đầu tư có giá trị cao vẫn tồn kho do cơ chế và điều kiện vay vốn phức tạp và chặt chẽ, khiến nhiều người không muốn đầu tư vào bất động sản có giá trị lớn.

Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay vẫn cao, khiến nhiều người dân lo ngại về việc vay vốn do khả năng lãi suất tăng trở lại. Thậm chí, sau khi Thông tư 06/2023 giảm lãi suất, thủ tục vay vẫn phức tạp và chi phí phát sinh lớn, khiến nhiều người e ngại.

VARS cho rằng, để kích thích và phục hồi đầu tư, lãi suất cho vay cần giảm thêm khoảng 2%/năm và cần có các điều kiện và thủ tục linh hoạt hơn. Đồng thời, đề xuất các chính sách tăng nguồn cung để thúc đẩy lực cầu, bao gồm nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi phát triển nhà ở giá phù hợp, điều chỉnh chính sách mua, vay mua nhà ở xã hội và khắc phục bất cập trong xác định giá đất.

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển nhìn nhận, dù có nhiều dự báo tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô như giảm lãi suất tiền gửi, ổn định chỉ số CPI và tỷ giá, nhưng nguy cơ “kẹt” dòng tiền vào BĐS vẫn là vấn đề quan trọng.

"Năm nay, dòng tiền sẽ có dấu hiệu cải thiện và chảy vào lĩnh vực BĐS, tuy nhiên, sự hồi phục sẽ diễn ra từ từ chứ không phải là một sự đổ dồn đột ngột. Nền kinh tế và tiêu dùng nội địa cần thêm cả năm 2024 để vượt qua những thách thức", ông Hiển chia sẻ.

Theo ông Hiển đánh giá, việc đầu cơ BĐS theo kiểu cũ (2020-2022) và các loại kinh doanh BĐS siêu lợi nhuận không còn phù hợp trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh, nhà đầu tư cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong vòng 2 năm để sẵn sàng nắm bắt cơ hội mới, bất kể là trong lĩnh vực kinh doanh hay đầu tư BĐS.

>> Ngân hàng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng

BIDV tung gói tín dụng 200.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5-8,5%

Lãi suất ngân hàng ngày 26/1: Tiếp tục đà giảm

Có nên đầu tư bất động sản lúc này để đón đầu 3 luật có hiệu lực?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-nghi-giam-them-2nam-lai-suat-cho-vay-de-phuc-hoi-dau-tu-221412.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đề nghị giảm thêm 2%/năm lãi suất cho vay để phục hồi đầu tư
POWERED BY ONECMS & INTECH