Đề xuất kéo dài cao tốc TP.HCM – Mộc Bài để tránh khu trận địa pháo

10-07-2023 17:10| Anh Phương - Hồ Văn

UBND TP.HCM đề xuất cao tốc TP.HCM – Mộc Bài tăng thêm 1,1km chiều dài và 8m chiều rộng nền đường, tổng mức đầu tư dự kiến tăng thêm 5.600 tỷ đồng, so với quy hoạch cũ.

UBND TP.HCM vừa trình HĐND Thành phố về việc điều chỉnh quy mô và nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài theo phương thức đối tác công tư. 

Dự kiến, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày 31/8, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày 31/12 và khởi công trước ngày 30/4/2025 để hoàn thành trước 31/12/2027, đồng bộ với thời gian thông xe tuyến cao tốc Phnom Pênh – Bavet do Campuchia thực hiện, vừa khởi công ngày 7/6. 

Sơ đồ cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. (Ảnh minh hoạ)

Theo quy hoạch, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có tổng chiều dài toàn tuyến 50km. Đoạn qua TP.HCM dài 23,7km với quy mô 8 làn xe. 26,3km còn lại qua địa bàn tỉnh Tây Ninh có quy mô 6 làn xe. Công tác giải phóng mặt bằng  sẽ thực hiện một lần theo quy hoạch hoàn chỉnh đường cao tốc. 

Năm 2021, HĐND TP.HCM đã đồng thuận thực hiện dự án và bố trí 5.901 tỷ đồng cho bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn TP.HCM. 

Đầu năm 2023, từ kiến nghị của UBND TP.HCM, Trung ương đã đồng thuận bố trí 2.900 tỷ đồng cho TP.HCM và tỉnh Tây Ninh để bổ sung cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. 

Đồng thời, đề nghị hai địa phương cân đối, phân bổ nguồn ngân sách địa phương 2.900 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án PPP. 

Cuối tháng 6/2023, hội đồng thẩm định liên ngành có ý kiến rằng quy định chưa cho phép địa phương này bố trí vốn cho địa phương khác trong dự án liên vùng. 

Như vậy, chưa có cơ sở pháp lý để tỉnh Tây Ninh phân bổ ngân sách hỗ trợ phần xây dựng công trình do TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án. 

Trong khi đó, với Nghị quyết 98 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua, TP.HCM được bố trí vốn ngân sách để thực hiện các dự án giao thông đường bộ có tính chất liên vùng, như cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. 

Về quy mô đầu tư, UBND TP.HCM đề xuất tổng chiều dài toàn tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài khoảng 51,171km, tăng thêm 1,1km do phải điều chỉnh cục bộ hướng tuyến qua khu vực kho đạn K75 thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM và qua trận địa pháo binh thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 

Chiều rộng nền đường cũng được đề xuất điều chỉnh từ 17m lên 25m, vẫn 4 làn xe nhưng bổ sung thêm làn dừng xe khẩn cấp 3m mỗi bên. 

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh dài 26,3km. (Ảnh: Anh Phương)

Với những điều chỉnh trên, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dự kiến khoảng 21.527 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách để bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khoảng 6.900 tỷ đồng, riêng TP.HCM là 5.395 tỷ đồng, giảm 506 tỷ đồng so với phương án trước đây. 

Về cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án, vốn Nhà nước khoảng 9.827 tỷ đồng (45%), vốn nhà đầu tư BOT khoảng 11.700 tỷ đồng, tương đương 54% tổng mức đầu tư dự án.

Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo HĐND Thành phố xem xét, thống nhất chủ trương điều chỉnh quy mô dự án và cho phép bố trí thêm 2.900 tỷ đồng vốn ngân sách vào dự án. 

Nhận tiền bồi thường 30m2 đất mặt đường, phải bù thêm 500 triệu đồng mới đủ mua căn chung cư 60m2

Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/de-xuat-keo-dai-cao-toc-tp-hcm-moc-bai-them-1-1km-de-ne-khu-tran-dia-phao-2163740.html
Bài liên quan
  • Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?
    Dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được kỳ vọng là cơ hội góp phần vừa công nghiệp hóa vừa đô thị hóa cho địa phương, việc tái định cư trong giai đoạn đầu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi. Khu tái định cư sẽ là cơ sở để hình thành nên các khu đô thị mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
  • Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?
    Dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được kỳ vọng là cơ hội góp phần vừa công nghiệp hóa vừa đô thị hóa cho địa phương, việc tái định cư trong giai đoạn đầu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi. Khu tái định cư sẽ là cơ sở để hình thành nên các khu đô thị mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
  • Huyện Thường Tín gấp rút GPMB thi công mở rộng QL1A giai đoạn 2
    Dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng QL1A giai đoạn 2 kéo dài 1,6km (từ Km191+700 đến Km 193+300) qua thị trấn Thường Tín đang được huyện Thường Tín khẩn trương vào cuộc tuyên truyền, vận động, bước đầu, hàng loạt hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đã phối hợp GPMB…
  • Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM theo hướng hiện đại
    Sáng 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông vận tải, UBND TP. Hà Nội, TPHCM và các bộ, ngành liên quan về Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đề xuất kéo dài cao tốc TP.HCM – Mộc Bài để tránh khu trận địa pháo
    POWERED BY ONECMS & INTECH