Điểm danh 10 'cổ phiếu vua' giúp nhà đầu tư lãi đậm nhất 6 tháng đầu năm 2025
Nửa đầu năm 2025, nhiều cổ phiếu tài chính tăng giá mạnh và ghi nhận thanh khoản tích sản lớn, đón sóng kỳ vọng trước mùa BCTC quý II/2025.
Kết thúc quý II/2025, thị trường chứng khoán ghi nhận sắc thái tích cực, VN-Index giao dịch trong vùng 1.300 điểm, trong khi đó, cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng tiếp tục giữ vai trò "xương sống" của thị trường.
Cụ thể, nhóm cổ phiếu tài chính thường được giới đầu tư ví von là cổ phiếu vua liên tục vừa góp điểm cho VN-Index, vừa mang lại lợi suất tốt cho nhà đầu tư. Nhiều mã còn duy trì thanh khoản cao – trở thành điểm đến tích sản của dòng tiền lớn trước mùa báo cáo tài chính quý II/2025, giai đoạn được kỳ vọng sẽ tạo cú hích tăng giá cho thị trường nửa cuối năm.
10 cổ phiếu sinh lời vượt trội
Theo thống kê của chúng tôi, nhiều cổ phiếu tài chính đã ghi nhận mức tăng giá ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, mang lại lợi suất bền vững cho nhà đầu tư – đặc biệt trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
![]() |
Cổ phiếu TCB tăng gần 39% trong 6 tháng đầu năm – phản ánh kỳ vọng trở lại về tăng trưởng lợi nhuận và biên lãi gộp cải thiện. SHB tăng 26%, được khối ngoại và tự doanh giao dịch mạnh, còn Sacombank (STB) cũng tăng 27%, nhờ kỳ vọng quá trình tái cơ cấu sắp hoàn tất.
Đáng chú ý, ở nhóm tổ chức tài chính, cổ phiếu EVF tăng 15%. Có thể thấy rằng, cổ phiếu EVF thu hút dòng tiền theo hướng tích sản nhờ hiệu quả vận hành ổn định, kiểm soát rủi ro tốt và mức định giá còn nhiều dư địa. Đây cũng là lý do cổ phiếu EVF đang lọt vào danh mục quan tâm của nhóm nhà đầu tư trung – dài hạn, trở thành mã chứng khoán được thảo luận nhiều trong nhiều cộng đồng gần đây.
>> Lọc cổ phiếu ngành tài chính hấp dẫn cho nửa cuối năm 2025
Cổ phiếu tư nhân dẫn đầu khớp lệnh mạnh mẽ
Kết thúc nửa đầu năm 2025, tổng thanh khoản của Top 10 mã chứng khoán dẫn đầu về khối lượng giao dịch đạt hơn 24,1 tỷ cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch lên tới 458.000 tỷ đồng. Dẫn đầu danh sách là SHB, ghi nhận hơn 6,3 tỷ cổ phiếu được sang tay, tương ứng giá trị khớp lệnh 78.300 tỷ đồng.
![]() |
Không khó để nhận ra, phần lớn các mã nằm trong Top đều là cổ phiếu ngân hàng thường được các quỹ lớn tích sản dài hạn nhờ hiệu quả kinh doanh ổn định, tỷ suất sinh lời cao và nền tảng tín dụng tốt. Điển hình như MB và HDBank. Quý I/2025, lợi nhuận trước thuế MB đạt 8.386 tỷ đồng, tăng 45% – cao thứ hai toàn hệ thống. Ngân hàng này còn duy trì ROE vượt 20%, cùng biên lãi gộp và tăng trưởng tín dụng đều đặn qua các quý.
Trong khi đó, HDBank (HDB) sở hữu giá trị giao dịch gần 40.000 tỷ đồng, đứng thứ 6 toàn ngành. Cổ phiếu này ghi nhận lực mua ròng mạnh từ cả khối tự doanh và nhà đầu tư nước ngoài. Trong quý I/2025, ROE của HDBank đạt 25,99% – cao nhất toàn hệ thống, cùng với lợi nhuận 5.355 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và CAR vượt 14,9%, cho thấy sức khỏe tài chính vững vàng. Bên cạnh đó, việc được nới room ngoại lên 49% cũng giúp HDBank cùng một số ngân hàng như MB, VPBank, VCB dễ dàng tiếp cận vốn chiến lược từ nhà đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, vị trí thứ 10 trong danh sách về thanh khoản thuộc về EVF – cổ phiếu của một tổ chức tài chính. Với thanh khoản hơn 1,4 tỷ cổ phiếu, EVF vượt qua nhiều ngân hàng thương mại lớn như BIDV, OCB hay VIB. Lực cầu tích sản với EVF đến từ nhiều yếu tố: Kết quả kinh doanh tăng trưởng đều đặn, tỷ lệ nợ xấu thấp, định giá cổ phiếu còn hấp dẫn và đặc biệt là kỳ vọng lan tỏa từ các thương vụ IPO lớn sắp tới như F88 và TCBS.
>> Lợi nhuận quý II/2025 tăng mạnh, cổ phiếu tài chính nào lọt vào tầm ngắm nhà đầu tư?