Kiến thức

Điều gì xảy ra khi ăn khoai lang vào buổi sáng trong thời gian dài?

An Yên 20/08/2024 - 08:39

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho đường ruột, hệ miễn dịch nhưng có 3 nhóm người cần hạn chế ăn.

Giá trị dinh dưỡng

Theo Healthline, trong 200g khoai lang có 180 calo, 41g carb, 4g protein, 0,3g chất béo, 6,6g chất xơ. Ngoài ra, loại củ này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, kali, natri, sắt, kẽm, magie, mangan, đồng, selen… Loại khoai màu vàng được đánh giá có nhiều carotene giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Với thông số như trên, các chuyên gia đánh giá khoai lang không quá giàu calo. Ăn loại thực phẩm này ở mức độ vừa phải giúp bạn hấp thụ hiệu quả lượng đường, có tác dụng bổ khí, tăng cường tỳ vị, cảm giác ngon miệng.

khoai lang.jpg
Khoai lang là thực phẩm dân dã, có thể dùng thay cơm nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh: Fosupervs

Tăng cường miễn dịch

Khoai lang rất giàu carotene, có tác dụng chống oxy hóa. Không chỉ làm chậm quá trình lão hóa của da mà carotene còn có thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa gây hại trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng axit amin trong khoai lang rất cao, trực tiếp cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng của bạn, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus và vi khuẩn bên ngoài.

Giúp giảm cân

Nhiều phụ nữ muốn có một thân hình hoàn hảo có thể ăn một ít khoai lang vào buổi sáng. Hàm lượng chất béo của khoai lang chỉ bằng 1/4 so với cùng lượng gạo. Gạo chứa nhiều carbohydrate hơn và ăn quá nhiều không tốt cho việc giảm cân. Đồng thời, khoai lang có thể loại bỏ cơn đói, giúp mọi người ổn định lượng đường trong máu.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo Aboluowang, chất xơ và vitamin C trong khoai lang có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, flavonoid cũng tốt cho nhiều chức năng khác như chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.

Ổn định dạ dày

Vào buổi sáng khi chức năng tiêu hóa tương đối yếu, hệ thống giải độc không thể hoạt động bình thường. Khi đó, một lượng lớn các sản phẩm chuyển hóa tích tụ trong cơ thể. Ăn khoai lang có thể tăng chất xơ, kích thích ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

so sanh khoai.jpg
So sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang và khoai tây. Đồ họa: Kay Nutrition

Nên ăn bao khoai lang mỗi ngày?

Khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng giàu tinh bột. Nếu bạn ăn quá nhiều, khoai có thể gây ra các triệu chứng tăng axit, ợ nóng, trào ngược dạ dày, đầy hơi, khó chịu.

Bởi vậy, người khỏe mạnh chỉ nên ăn 150-200g mỗi ngày. Người già và trẻ em giới hạn còn khoảng 100g mỗi ngày.

Những người nên hạn chế ăn khoai lang

Người thường bị đầy hơi: Khoai lang giàu tinh bột, làm sản sinh nhiều khí khiến cơ thể không đào thải nhanh được. Ở những người hay gặp vấn đề đường ruột, cảm giác khó chịu sẽ nhiều hơn.

Người hay bị tiêu chảy: Đối với nhóm người này, quá nhiều chất xơ dễ làm tăng nhu động ruột, trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường: Hấp thụ tinh bột đường của khoai lang dù ít hơn gạo vẫn có thể gây biến chứng ở nhóm người có đường huyết cao.

>>'Ba không' khi ăn khoai lang

'Ba không' khi ăn khoai lang

Khoai lang màu gì bổ dưỡng nhất?

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/dieu-gi-xay-ra-khi-an-khoai-lang-vao-buoi-sang-trong-thoi-gian-dai-2312737.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điều gì xảy ra khi ăn khoai lang vào buổi sáng trong thời gian dài?
    POWERED BY ONECMS & INTECH