Do đâu gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng chưa có chỗ tiêu?

10-06-2023 08:05|Nhã Kỳ

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bị cảnh báo nguy cơ "ế", nghịch lý người thiếu tiền và tiền chờ người.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được đưa ra nhằm ưu đãi cho các chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay ưu đãi theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2030 từ đầu tháng 4/2023.

Theo đó, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ được vay với lãi suất 8,7%, người mua nhà vay với lãi suất 8,2%.

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, dù gói tín dụng 120.000 tỷ đã triển khai được 2 tháng nhưng chưa có dự án nào để cho vay. Việc chậm giải ngân này được lý giải là do yếu tố khách quan như việc các dự án hiện nay chủ yếu đang ở giai đoạn làm thủ tục đầu tư.

Nguồn vốn do chính các ngân hàng huy động và lãi suất giảm từ 1,5 - 2%. Chương trình dự kiến giải ngân trong giai đoạn 2023-2030, nhưng sau 2 tháng triển khai thì vẫn chưa phát sinh dư nợ. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, đặc biệt là vướng mắc khâu pháp lý dự án đang khiến các bên lo ngại gói tín dụng 120.000 tỷ đồng khó giải ngân như kỳ vọng.

Do đâu gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng chưa có chỗ tiêu?

Tiền mòn mỏi chờ... người

Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) thì những điều khoản, quy định trong gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng còn nhiều bất cập.

HoREA đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Theo đó, HoREA cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội.

Cụ thể, HoREA lo ngại người mua, thuê mua nhà ở xã hội sẽ không chọn vay gói 120.000 tỷ đồng do lãi suất lên đến 8,2%/năm là quá cao, không phù hợp với sức chịu đựng của người có thu nhập thấp.

Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng phân tích nguyên nhân gói tín dụng chưa thể giải ngân nằm ở việc bố trí quỹ đất, thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương.

Vì vậy, một số doanh nghiệp đang chờ đợi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực với quy trình, thủ tục thông thoáng hơn.

NHNN sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất điều hành trong quý III/2023

Ngoài ra, do các văn bản hướng dẫn mới được ban hành trong tháng 4 nên các địa phương vẫn đang lập danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và những đối tượng đủ điều kiện vay vốn.

Gần đây, về lý do chậm giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng cho rằng, do các dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Ở góc độ ngân hàng tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Minh Trí, thành viên Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng cho biết, các ngân hàng lo nhất là khâu pháp lý của dự án.

Nếu pháp lý dự án đảm bảo, năng lực doanh nghiệp đảm bảo thì ngân hàng sẵn sàng cho vay để doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội. Đây cũng là trách nhiệm của ngân hàng trong góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Giải pháp, đề xuất tháo gỡ

Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, Bộ Xây dựng cũng cho biết thời gian qua bộ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đốc thúc các địa phương đẩy nhanh việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội.

Phối cảnh Sun Cosmo Residence Da Nang - tổ hợp BĐS đẳng cấp, năng động, hiện đại ven sông Hàn

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn 4 ngân hàng thương mại nhà nước về nguyên tắc, thời gian triển khai gói tín dụng, thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay.

Với quan điểm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không chỉ để "giải cứu" thị trường bất động sản trước mắt, mà đáp ứng mục đích lâu dài giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, người thu nhập thấp ở đô thị.

Bộ Xây dựng cho hay thời gian tới bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỉ đồng.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương ưu tiên nguồn lực, nỗ lực hết mình để thực hiện các hành động đã cam kết với FATF

Đẩy mạnh thực hiện giải pháp phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/do-dau-goi-ho-tro-120000-ty-dong-chua-co-cho-tieu-187092.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Do đâu gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng chưa có chỗ tiêu?
    POWERED BY ONECMS & INTECH