Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lạc quan với tình hình sản xuất kinh doanh quý II
Dự kiến cho quý II/2025, 45,8% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khả quan hơn quý trước.
Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả điều tra xu hướng kinh doanh trong quý I/2025 đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo kết quả khảo sát, 24,1% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý I có cải thiện so với quý IV/2024, trong khi 47,1% cho rằng tình hình ổn định và 28,8% đánh giá còn gặp khó khăn.
Dự kiến cho quý II/2025, 45,8% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khả quan hơn quý trước, 39,2% cho rằng sẽ giữ ổn định và 15% dự đoán có thể gặp nhiều thách thức hơn.
![]() |
Dự kiến cho quý II/2025, 45,8% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khả quan hơn quý trước. Ảnh: Internet |
>> Việt Nam 'chốt đơn' 40 tỷ USD vốn FDI năm 2025
Đáng chú ý, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thể hiện mức độ lạc quan cao nhất, với 87% số doanh nghiệp dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh quý II sẽ được cải thiện hoặc duy trì ổn định. Tỷ lệ tương ứng ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 84,7% và khu vực ngoài Nhà nước là 84,1%.
Xét về khối lượng sản xuất trong quý I, 25,2% doanh nghiệp ghi nhận mức tăng so với quý IV/2024, 44,1% cho biết giữ ổn định và 30,7% cho rằng có sự sụt giảm. Hướng đến quý II, 45,1% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng, 40,9% dự báo ổn định và 14% dự đoán sẽ giảm.
Về số lượng đơn hàng mới trong quý I, 23,3% doanh nghiệp ghi nhận mức tăng so với quý trước, 47,4% giữ ổn định và 29,3% cho biết có sự giảm sút. Dự báo cho quý II, 43,3% doanh nghiệp kỳ vọng đơn hàng mới tăng, 42,8% dự đoán ổn định và 13,9% cho rằng có thể giảm.
Đối với đơn hàng xuất khẩu trong quý I/2025 so với quý IV/2024, 20,6% doanh nghiệp cho biết có sự gia tăng, 53,2% duy trì ổn định và 26,2% ghi nhận sụt giảm. Trong quý II tới, 37,8% doanh nghiệp kỳ vọng đơn hàng xuất khẩu tăng, 48,9% cho biết giữ ổn định và 13,3% dự kiến giảm.
Chiều 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, đại diện các Bộ, ngành đã trả lời nhiều nội dung được dư luận và báo chí quan tâm, trong đó đặc biệt là chính sách thuế đối ứng 46% mà Mỹ dự kiến áp dụng với hàng hóa từ Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhận định, mức thuế 46% của Mỹ có thể gây ra những tác động đáng kể và đa chiều đến hoạt động xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, các nhóm hàng chủ lực như máy tính, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, dệt may, da giày... sẽ chịu áp lực lớn.
Nguyên nhân được chỉ ra là do việc tăng thuế khiến giá hàng hóa Việt Nam tại thị trường Mỹ cao hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác. Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ có xu hướng giảm sút, kéo theo sụt giảm kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam.
>> Foxconn âm thầm rót thêm 23 triệu USD vào Việt Nam, tham vọng chiếm lĩnh thị trường máy chủ AI