Bất động sản

Doanh thu từ cho thuê hạ tầng khu công nghiệp “còng lưng” gánh Viglacera thoát lỗ

Phương Uyên 27/10/2023 19:06

Các khu công nghiệp vốn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Viglacera, nhưng ở mảng kinh doanh vật liệu xây dựng và khu đô thị - nhà ở lại không mấy khả quan, thậm chí tai tiếng.

bn

Tổng công ty Viglacera vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 3.471 tỷ đồng. Công ty báo lãi 434 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.589 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ 2022. So với kế hoạch kinh doanh cả năm 2023, công ty đã vượt 31%.

Đóng góp lớn vào kết quả này là mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp, với lợi nhuận trước thuế 1.800 tỷ đồng trong 9 tháng - theo báo cáo tại cuộc họp sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm.

Cũng với kết quả được công bố tại cuộc họp này, ước tính lợi nhuận mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp đã tăng khoảng 28% so với cùng kỳ.

Theo lý giải của doanh nghiệp, vốn FDI đăng ký mới tăng, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh dẫn đến giá thuê và nhu cầu thuê đất khu công nghiệp từ các doanh nghiệp FDI tăng lên.

Lợi nhuận từ mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp vượt lợi nhuận trước thuế của toàn công ty. Nhưng mảng kinh doanh còn lại là vật liệu xây dựng lại lỗ trước thuế khoảng 211 tỷ đồng. Có thể nói, việc cho thuê hạ tầng đã 'ghánh' lợi nhuận cho doanh nghiệp này khá nhiều.

5074326d-fed8-4cad-849a-fca996bd660e

Tiềm lực cho thuê đất công nghiệp của Viglacera

Tổng công ty Viglacera được thành lập vào ngày 25/7/1974, tiền thân là Công ty Gạch ngói sành sứ Xây dựng được sáp nhập từ 18 nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung, công nghệ lạc hậu, thiết bị chắp vá.

Qua nhiều năm hoạt động, hiện nay doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu như: kính xây dựng, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, gạch ngói đất sét nung… mà còn lấn sân sang đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Theo thông tin từ website doanh nghiệp, ở lĩnh vực khu công nghiệp, Viglacera hiện có 12 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, quy mô hơn 4.000ha. Trong số đó có 11 khu công nghiệp tại Việt Nam và 1 khu kinh tế tại Cuba gồm: Yên Phong, Yên Phong II-C, Tiên Sơn, Thuận Thành I (Bắc Ninh); Phú Hà (Phú Thọ); Hải Yên, Đông Mai (Quảng Ninh); Tiền Hải (Thái Bình), Đồng Văn IV (Hà Nam), Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), Yên Mỹ (Hưng Yên) và Khu kinh tế ViMariel (Cuba).

9859-1649405753-bac-ninh-sap-co-them-kcn-yen-phong-iia-hon-1800-ti-dong-1640705488

Báo cáo của SSI Research cho biết, Viglacera hiện có 740ha đất sẵn sàng cho thuê, công ty đã thu hút được những tên tuổi toàn cầu trong các ngành công nghiệp hàng đầu, bao gồm Samsung, Accor và BYD...

SSI Research kỳ vọng Viglacera được hưởng lợi từ vị trí dẫn đầu trong ngành khu công nghiệp trong nước và duy trì biên lợi nhuận tích cực trong năm 2024 trở đi.

Báo cáo của SSI Research cũng chỉ ra 8 tháng đầu năm 2023, hoạt động cho thuê khu công nghiệp của Viglacera đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ thông qua 127 ha đất cho thuê, với giá thuê trung bình là 110 USD/m2/kỳ, chủ yếu là từ các khu công nghiệp Yên Phong 2C, Yên Mỹ, Thuận Thành, Phong Điền.

Tại lĩnh vực khu đô thị - nhà ở, doanh nghiệp này đã phát triển 14 dự án đô thị, nhà ở phức hợp bao gồm: khu du lịch sinh thái Vân Hải (Hạ Long), khu đô thị Xuân Phương (Hà Nội), khu đô thị Yên Phong (Bắc Ninh), chung cư Thăng Long Number One (Hà Nội), chung cư 671 Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), nhà vườn sinh thái Hoàn Sơn Eco (Bắc Ninh)…

Tuy các dự án khu công nghiệp của Viglacera tạo được nhiều tiếng vang, thậm chí gánh lỗ cho doanh nghiệp, nhưng ở lĩnh vực kinh doanh khu đô thị - nhà ở, Viglacera đã dính phải không ít tai tiếng, khiến người dân mất niềm tin.

137249656_2263972373736929_540619509391608203_n

Phớt lờ lệnh cấm, Viglacera Vân Hải vẫn moi cát trắng trong rừng phòng hộ

Để bảo vệ cảnh quan, môi trường và đặc biệt trước những ẩn họa khôn lường của thiên tai, ngày 25/7/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn yêu cầu CTCP Viglacera Vân Hải (công ty con của Tổng công ty Viglacera) dừng khai thác cát trắng tại các địa điểm có cây Trâm, cây bản địa ở khu Giộc, xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn.

Tuy nhiên, trước lợi nhuận quá lớn của loại khoáng sản đặc hữu của vùng biển Vân Đồn, công ty này vẫn tiếp tục ồ ạt khai thác cát.

dbb406594-1

Vị trí khai thác thực chất nằm trong khu vực cấm, do phần đất này chỉ được giao cho Viglacera Vân Hải để phát triển du lịch sinh thái (khoảng 75ha), trong khi mỏ chính thức gần đó rộng 67ha về cơ bản trữ lượng không còn nhiều do đã khai thác được 50 năm. Thậm chí, ngay với khu vực được phép khai thác, UBND tỉnh Quảng Ninh còn yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát để thu hẹp ranh giới khai thác, tiến tới sớm đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường.

Theo thông tin từ báo Lao Động, thời điểm đó, Phó Giám đốc công ty Viglacera Vân Hải thừa nhận đã khai thác vài ha trong khu vực cấm; tuy nhiên, người dân cho rằng diện tích lớn hơn nhiều.

dbb406594-2

Sau khi báo chí phản ánh sự việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu công ty dừng ngay hoạt động khai thác cát trái phép. Đối với các khu vực đã kết thúc khai thác, yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương đắp bù vật liệu phù hợp (đất, cát) vào các vị trí xung yếu chắn sóng của tuyến đê chắn sóng tự nhiên, ổn định thân đê, đảm bảo an toàn cho tuyến đê. Đồng thời san gạt, lấp đầy mong, xoá các hố, khe rãnh nhằm tạo bề mặt địa hình bằng phẳng trên diện tích đã khai thác, tiến hành trồng cây theo tiêu chí rừng phòng hộ đảm bảo cảnh quan môi trường…

Được biết, ngay sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, CTCP Viglacera Vân Hải đã dừng ngay việc khai thác cát tại khu vực Giộc, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để hoàn nguyên môi trường tại những vị trí đã kết thúc khai thác, tập trung cho phát triển du lịch. Để đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ rừng phòng hộ và cuộc sống của người dân trên đảo, yêu cầu doanh nghiệp sớm thực hiện nghiêm túc việc khắc phục những tồn tại trên, khẩn trương hoàn nguyên môi trường sau khai thác.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-27 lúc 13.13.54

Hiện nay, dự án khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải đã nghiệm thu xong nhà mẫu. Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng đây sẽ là khu du lịch 5 sao lớn nhất tuyến hải đảo xa đất liền của huyện Vân Đồn.

Cư dân Thăng Long Number One kêu cứu vì dùng nước nóng với giá "đắt nhất Thủ đô"

Đầu năm 2021, các các hộ dân đang sinh sống tại chung cư Thăng Long Number One, số 289 Khuất Duy Tiến, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã đồng loạt phản ánh: Từ khi chung cư đi vào vận hành đến nay, hệ thống nước nóng chưa được bàn giao. Lý do là hệ thống nước nóng tuần hoàn có lỗi kỹ thuật, chưa được chủ đầu tư là công ty kinh doanh bất động sản Viglacera (công ty con của Tổng công ty Viglacera) xử lý triệt để.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-27 lúc 13.20.21
Đơn kiến nghị của cư dân tại Thăng Long Number One

Mặc dù chưa bàn giao hệ thống nước nóng cho cư dân nhưng Viglacera đã ngừng chi trả chi phí phát sinh (điện, nước) để cung cấp nước nóng cho cư dân. Trong hơn 1 năm, giá nước nóng không ngừng leo thang, thậm chí cao đến mức vô lý về cả khối lượng nước và đơn giá nước nóng.

Trong đó, có trường hợp gia đình có 3-4 người bị tính sử dụng đến hàng chục, hàng trăm khối nước lạnh trong 1 tháng, từ đó khối lượng nước nóng bị áp đặt không theo một nguyên tắc nhất định (lúc thì 25% lúc thì 55%)…

Do đó, đơn giá nước nóng cao hơn nhiều chục lần so với đơn giá của các khu chung cư khác ở cùng phân khúc với chủ đầu tư kinh doanh nước nóng. Có lúc đơn giá ở đây lên đến 105.000 đồng/m3, còn mức giá mà một số hộ cung cấp hóa đơn khoảng 90.000 đến 100.000 đồng/m3. Ở một số chung cư cao cấp tương tự mà chủ đầu tư cung cấp dịch vụ nước nóng, mức giá khoảng 30.000 đến 40.000 đồng/m3.

Vì chi phí nước nóng quá cao, cư dân vô cùng bức xúc và nhiều nhà tự ý lắp bình nóng lạnh. Việc lắp bình nóng lạnh, theo khuyến cáo của Ban quản lý vận hành là không phù hợp, mất an toàn vì có nguy cơ quá tải với hệ thống điện, có thể gây ra cháy nổ, trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cư dân.

soi-cao-oc-thang-long-number-one-chap-dien-no-nhu-bom-hinh-3

Trước những phản ánh gay gắt của cư dân tại chung cư Thăng Long Number One, Ban quản trị cư dân và chủ đầu tư đã có buổi họp bàn để xử lý vấn đề. Cả hai bên cơ bản đã thống nhất đồng ý 3 bước:

- Bước 1: Lắp đồng hồ để đo chính xác lượng nước từng căn hộ sử dụng,

- Bước 2: Bảo trì, bảo dưỡng và sửa lỗi hệ thống,

- Bước 3: Nghiệm thu.

Đơn vị thi công nhiều dự án trọng điểm từ Bắc tới Nam bất ngờ bán tài sản thoát lỗ

Yên Bái sắp có thêm khu công nghiệp thứ 4, quy mô hơn 254ha

Viglacera (VGC): Dự án KCN gần 2.200 tỷ đồng tại Yên Bái được chấp thuận đầu tư

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/doanh-thu-tu-cho-thue-ha-tang-khu-cong-nghiep-cong-lung-ganh-viglacera-thoat-lo-d110490.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Doanh thu từ cho thuê hạ tầng khu công nghiệp “còng lưng” gánh Viglacera thoát lỗ
    POWERED BY ONECMS & INTECH