F0 bất động sản yếu kinh tế, thiếu kinh nghiệm, đầu tư như thế nào?

15-03-2022 09:25|Trang Hạ

Cơ hội trên thị trường bất động sản vẫn luôn hiện hữu, song không phải nhà đầu tư F0 nào cũng có đủ tiềm lực để bắt sóng hiệu quả, nhất là khi trong tay không có đủ vốn và kinh nghiệm cũng hạn hẹp.

Tại TP. HCM, giá nhà hiện neo ở mức cao, căn hộ rẻ nhất cũng rơi vào tầm giá từ 38 – 40 triệu đồng/m2; trong khi đất nền và nhà phố lại có giá không dưới 50 triệu đồng/m2.

Với những người có mức thu nhập chỉ khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng, việc mua nhà lúc này khó có thể thực hiện được. Cũng vì lý do này, một số quyết định đổ toàn bộ tiền tiết kiệm dành cho việc mua nhà ra đầu tư vào bất động sản với mong muốn để “tiền đẻ tiền”. Thế nhưng, việc bỏ tiền vào khu vực, dự án nào thời điểm này không phải chuyện dễ.

Dành lời khuyên cho các nhà đầu tư F0 khi muốn gia nhập thị trường bất động sản, ông Cao Hữu Phi - Tổng Giám đốc Công ty COPiHOME cho rằng, trong đầu tư bất động sản, yếu tố quyết định thành công là phương pháp đầu tư phù hợp và chuẩn bị tốt nguồn tài chính, không phụ thuộc nhiều vào phân khúc sản phẩm.

Ông ví cơ hội trên thị trường là tập hợp của những con sóng nhỏ tạo thành. Do đó, nhà đầu tư khi nhìn vào cần phải biết mình đang ở con sóng nào trong con sóng lớn, từ đó tùy vào khẩu vị rủi ro để ra quyết định. Nếu kỳ vọng lợi nhuận cao thì cần “vào sóng” sớm nhưng đồng thời cũng phải sẵn sàng đối mặt với rủi ro cao hơn. Ngược lại, nếu nhà đầu tư muốn an toàn thì nên chờ dự án ra sản phẩm rồi mới xuống tiền, nhưng lợi nhuận kỳ vọng sẽ thấp hơn.

Đặc biệt, ông Phi khuyến nghị nhà đầu tư không nên gia nhập vào thị trường với tâm thế ngắn hạn và phải có nguồn tài chính ổn định, bởi bất động sản thường mang tính chu kỳ trung và dài hạn nhiều hơn, khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư có được trong ngắn hạn chưa chắc đã là do người đó giỏi, mà nhiều khi là do may mắn. Bên cạnh đó, tỷ trọng đầu tư bất động sản cũng phải cân đối, tránh bỏ hết trứng vào một giỏ.

Trên thực tế, càng về các giai đoạn sau của dự án, tính thanh khoản sẽ càng giảm đi nên rủi ro bị kẹp hàng càng cao. Bởi vậy, nhà đầu tư tham gia muộn phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống “vô tình lướt sóng thành cư dân”. Tuy nhiên, nếu để thêm 3-5 năm cũng không sao vì giá có thể vẫn lên, miễn là nhà đầu tư có chuẩn bị về tài chính.

Ở một góc nhìn khác, ông Ngô Quang Phúc - Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng dù đầu tư vào khu vực thành phố hay tỉnh lẻ thì bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực vẫn nhận được nhiều sự quan tâm nhất nên có thanh khoản tốt nhất và mang lại lợi nhuận ổn định nhất. Vì vậy, những nhà đầu tư “chân ướt, chân ráo” vào thị trường không cần quá lo lắng nếu sản phẩm họ đang đầu tư là sản phẩm dành cho nhu cầu ở thực, trường hợp có thể gồng gánh được trong khoảng 3-6 tháng thì khoản đầu tư đó vẫn tốt.

'Vỡ mộng' sau sóng tăng: Vì sao 90% nhà đầu tư F0 thường thua lỗ?

Chuyện bồi thường vụ FLC Faros: 64% nhà đầu tư F0 đã được nhận tiền

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/f0-bat-dong-san-yeu-kinh-te-thieu-kinh-nghiem-dau-tu-nhu-the-nao-123412.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    F0 bất động sản yếu kinh tế, thiếu kinh nghiệm, đầu tư như thế nào?
    POWERED BY ONECMS & INTECH