Financial Times: Không phải nỗ lực phi USD hóa, kẻ thù lớn nhất của đồng USD chính là nước Mỹ
Những nỗ lực phi USD hóa ở nước ngoài khó có thể thúc đẩy sự sụp đổ của đồng bạc xanh.
Trong khi những nỗ lực của các quốc gia khác để thoát khỏi đồng tiền của Mỹ thường được coi là động lực thúc đẩy quá trình phi USD hóa, thì những người lo lắng về xu hướng này nên coi Mỹ là thủ phạm lớn nhất, hai nhà phân tích cho biết trên tờ Financial Times.
Đó là bởi vì tình trạng rối loạn chức năng ngày càng gia tăng của Mỹ - dù là chính trị hay tài chính - đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với vai trò quốc tế của đồng bạc xanh, các nhà phân tích Steven B. Kamin và Mark Sobel cho hay.
Phi USD hóa là một xu hướng đã đạt được động lực trong những năm gần đây, với mục tiêu là giảm sự phụ thuộc của thế giới vào đồng bạc xanh, vốn là xương sống của thương mại toàn cầu và là đồng tiền lớn nhất trong dự trữ của các Ngân hàng Trung ương toàn cầu.
Những người ủng hộ lập luận rằng việc phi USD hóa sẽ giải phóng các nền kinh tế bên ngoài khỏi rủi ro trừng phạt của Mỹ và tăng cường sức ảnh hưởng và độc lập cho các loại tiền tệ thay thế.
Ảnh minh họa |
Hai vị chuyên gia nhận định, mặc dù nỗ lực của các quốc gia nước ngoài để thúc đẩy xu hướng này đã thu hút nhiều sự chú ý nhưng chúng vẫn còn nhiều nghi vấn . Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của đồng USD, chẳng hạn như đồng euro và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, không có chung những lợi thế to lớn để khiến nó trở nên phổ biến như đồng USD.
“Nền kinh tế Mỹ rất lớn, chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu. Nền kinh tế số 1 thế giới cũng đổi mới hơn, có tinh thần kinh doanh hơn và tăng trưởng nhanh hơn hầu hết các đối tác có nền kinh tế tiên tiến. Thị trường tài chính của Mỹ là thị trường sâu nhất, thanh khoản cao nhất và cởi mở nhất trên thế giới. Pháp quyền rất chặt chẽ, với các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư áp dụng cho cả người dân và người nước ngoài", họ nhận định.
Đồng thời, các lệnh trừng phạt không thể thực sự là cơ sở khiến đồng USD giảm giá mạnh, miễn là Mỹ sử dụng chúng với sự hỗ trợ của các đồng minh địa chính trị.
Các cuộc tranh luận hiện nay đang tập trung vào hành động của nước ngoài mà bỏ qua vấn đề chính, đó là sức mạnh của đồng USD trước hết là kết quả từ sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ và khi điều này bắt đầu sụp đổ, những cảnh báo về phi USD hóa sẽ bắt đầu vang lên.
Theo quan điểm của hai nhà phân tích, một số yếu tố có thể khuếch đại rủi ro này như về mặt trong nước, bao gồm rối loạn chức năng chính trị, chi tiêu và nợ công của Mỹ tăng vọt, cũng như các giới hạn đối với sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Quá trình giảm sự phụ thuộc vào đồng USD cũng đang làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đơn phương. Những mối đe dọa về việc phá giá đồng USD - khiến hàng xuất khẩu của Mỹ rẻ hơn - cũng sẽ là điềm xấu.
"Vai trò toàn cầu của đồng USD sẽ sụt giảm và sự hỗn loạn cũng như biến động của thị trường sẽ bùng nổ. Kịch bản xấu sẽ vô cùng có hại cho sự thịnh vượng toàn cầu, bao gồm cả của Mỹ", họ viết.
Siêu cường lung lay: Trung Quốc và Nga ‘hợp lực’ đánh bại thế thống trị của đồng USD trên quy mô lớn
Đồng nhân dân tệ xuống đáy 6 tháng do sức mạnh bền bỉ của đồng USD