Phiên 1/11/2022, nhà đầu tư đặt tới gần 44.000 lệnh mua vào cổ phiếu HPG với tổng khối lượng đặt mua gần 160 triệu cổ phiếu - tương ứng hơn 3.600 cổ phiếu/lệnh.
Sau pha rút chân ngày 31/10/2022, VN-Index đã nỗ lực để duy trì sắc xanh trong cả phiên 1/11 bất chấp áp lực bán tại một số thời điểm.
Kết phiên, VN-Index tăng 5,81 điểm (0,57%) lên 1.033,75 điểm; HNX-Index tăng 1,93 điểm (0,92%) đạt 212,36 điểm, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,26%) đạt 76,49 điểm.
Cổ phiếu tiếp tục dò đáy, thanh khoản lập đỉnh
Trái ngược với diễn biến khởi sắc từ các nhóm tài cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán với các đại diện tăng giá như TCB, VPB, STB, OCB, SHS, CTS, SSI, BSI,... dòng thép phiên này vẫn giao dịch tiêu cực với đầu tàu là cổ phiếu HPG (Tập đoàn Hòa Phát) khi giảm hơn 4% xuống mốc 15.000 đồng thị giá - mức thấp nhất trong 2 năm qua. Đây cũng là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index khi lấy đi của chỉ số gần 0,9 điểm.
Đáng chú ý, sau khiên khớp lệnh tăng đột biến lên mức 66,3 triệu đơn vị ngày 31/10 - mức cao nhất kể từ phiên 3/3/2022 (đạt 72,2 triệu cổ phiếu), cổ phiếu HPG tiếp tục phá kỷ lục về thanh khoản trong phiên đầu tháng 11/2022 với hơn 81,5 triệu cổ phiếu được sang tay trong đó khối ngoại tiếp tục để lại dấu ấn lớn thông qua các động thái xả hàng...
Vốn hóa bốc hơi mạnh, gia đình chủ tịch mất gần 59.000 tỷ
Sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp kể từ ngày 28/10, cổ phiếu HPG mất tới 14% thị giá; vốn hóa bốc hơi gần 14.000 tỷ đồng. Nếu so với vùng đỉnh hồi cuối tháng 10/2021, cổ phiếu HPG hiện đã giảm 66% giá trị - vốn hóa mất gần 168.000 tỷ đồng (xấp xỉ 7 tỷ USD trong vòng 1 năm) và chính thức thủng mốc 90.000 tỷ đồng (hiện còn 87.200 tỷ).
Xem thêm: Thị giá về đến "Hải Phòng", 45 triệu cổ phiếu HPG bị bán sàn phiên 31/10
Với việc đang nắm tổng cộng 2,033 tỷ cổ phiếu HPG (tỷ lệ 35%), tài sản tính theo vốn hóa cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long, vợ ông Long (bà Vũ Thị Hiền) và con trai ông Long (Trần Vũ Minh) đã mất tới gần 58.800 tỷ sau 1 năm.
Phe "cầm cổ" bất an, phe "tích sản" bắt đầu nhập cuộc
Phiên hôm nay, xu hướng bán chủ đạo vẫn chiếm áp đảo với 62,33% tổng khối lượng giao dịch đến từ các lệnh bán chủ động; tổng số lệnh đặt bán phiên này tăng cao với hơn 12.600 lệnh. Điều này cho thấy bên nắm giữ vẫn đang khá bất an trong việc "giữ hàng".
Ở chiều ngược lại, các hoạt động bắt đáy cũng diễn ra mạnh mẽ trong đó nhà đầu tư đặt tới gần 44.000 lệnh mua vào (mức kỷ lục - tăng gần 17.000 lệnh so với phiên trước đó); tổng khối lượng đặt mua phiên 1/11 đạt gần 160 triệu cổ phiếu - tương ứng hơn 3.600 cổ phiếu/lệnh.
Khối ngoại rút ròng gần 7.000 tỷ đồng từ đầu năm
Trở lại với diễn biến giá cổ phiếu HPG phiên 1/11, khối ngoại phiên này tăng bán ròng từ mức hơn 20 triệu đơn vị trong phiên 31/10 lên gần 35 triệu đơn vị trong phiên này - tương ứng giá trị 530 tỷ đồng.
Tính chung trong tháng 10/2022, HPG cũng với EIB của Eximbank trở thành 2 mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trên thị trường chứng khoán với lần lượt 1.700 tỷ đồng và hơn 3.341 tỷ đồng và 1.700 tỷ đồng.
Với Hòa Phát, chỉ tính riêng 3 phiên giảm gần nhất, khối ngoại đã bán ròng tới 63 triệu cổ phiếu HPG. Rộng ra, làn sóng bán ròng của khối ngoại diễn ra ở CTCP Tập đoàn Hòa Phát từ đầu tháng 10 tới nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tính chung từ đầu năm 2022, sau 10 tháng giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài đã xả bán gần 7.000 tỷ đồng cổ phiếu HPG qua đó giảm tỷ lệ sở hữu về dưới mức 20%.
Các động thái không vui liên tiếp đến với cổ phiếu này kể từ sau khi tập đoàn công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 "thê thảm" trong đó tính riêng quý 3/2022, Hòa Phát ghi nhận doanh thu giảm 12% so với cùng kỳ còn 34.441 tỷ đồng; lỗ ròng 1.786 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi lớn.
Lũy kế 9 tháng, HPG đạt 116.559 tỷ đồng doanh thu thuần và 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - lần lượt đạt 76% và 39% kế hoạch năm.
Chứng khoản giảm sâu, các tỷ phú Việt Nam "bốc hơi" bao nhiêu tiền?
Hòa Phát (HPG) tiết lộ thời điểm siêu dự án 85.000 tỷ đồng hoạt động tối đa công suất
Quảng Ngãi ra chỉ đạo gỡ vướng cho dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát (HPG)