Giá khí đốt châu Âu tăng vọt vì sự cố đường ống ở Na Uy
Giá khí đốt trên thị trường châu Âu đã tăng lên mức mức cao nhất kể từ tháng 12/2023.
Reuters đưa tin, xuất khẩu khí đốt của Na Uy sang châu Âu đã giảm mạnh do giàn khoan Sleipner ngoài khơi Na uy đóng cửa, dẫn tới nhà máy Nyhamna phải ngừng hoạt động. Điều này khiến giá khí đốt châu Âu tăng vọt lên mức cao nhất trong năm nay.
Công ty vận hành đường ống Gassco cho biết, sự cố ngừng hoạt động liên quan tới một vết nứt được phát hiện trên đường ống dài 5cm của giàn khoan Sleipner Riser ngoài khơi.
Hiện vẫn chưa biết việc sửa chữa sẽ mất bao lâu nhưng Gassco khẳng định tình hình không quá nghiêm trọng.
Vào năm 2022, Na Uy đã vượt Nga để trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu sau khi quan hệ năng lượng kéo dài hàng thập kỷ giữa Moscow và châu Âu bị cắt đứt do xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Sleipner Riser là điểm kết nối của các đường ống dẫn khí Langeled North và Langeled South nối nhà máy Nyhamna trên bờ biển phía Tây của Na Uy với kho cảng Easington ở Đông Bắc nước Anh. Cả 2 cảng đều đóng cửa, khiến lượng cung cấp khí đốt của Na Uy giảm xuống 255 triệu m3/ngày từ mức 300 m3/ngày trước đó.
Thêm vào đó, giá khí đốt chuẩn của châu Âu cũng tăng 7,2% lên 38,56 euro/MWh, mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2023.
Người phát ngôn của Gassco cho hay, công ty đang làm việc với nhà điều hành Sleipner Equinor để giải quyết tình huống này.
Đồng thời, những sự cố ngừng hoạt động bất ngờ này còn cho thấy rõ tính dễ bị tổn thương của châu Âu khi phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên.
>> Trung Quốc ép giá, siêu dự án đường ống khí đốt 'giải cứu' nước Nga có thể đổ bể?